Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89-CP NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Khiếu nại tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế tổ chức tiếp công dân.
Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ)
Điều 2.- Việc tiếp công dân nhằm mục đích:
1. Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị.
2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xem xét ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho công dân biết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
3. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết ngày, giờ tiếp, nội quy tiếp công dân; đồng thời phải niêm yết quy trình, hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo theo thủ tục của pháp luật hoặc theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để mọi người biết và thực hiện.
Điều 5.- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân.
Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp dân phải là người có phẩm chất tốt, liên khiết, trung thực, có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực sự có nhiệt tình và trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp công dân tại trụ sở Uỷ ban ít nhất 2 buổi trong tuần, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết.
Thủ trưởng các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng, Xây dựng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính định kỳ tiếp dân ít nhất 1 ngày trong tháng, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết. Thủ trưởng các Bộ, ngành khác căn cứ tình hình cụ thể bố trí thời gian để tiếp dân cho phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình, nhưng ít nhất 1 buổi trong một tháng.
Điều 9.- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
1. Thực hiện việc tiếp dân để nghe, xử lý và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc lĩnh vực mình quản lý.
2. Chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng thuộc quyền mình quản lý thẩm tra, xác minh, đề xuất, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng thời hạn quy định của Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
3. Căn cứ các quy định tại Quy chế này, tổ chức và quy định trách nhiệm cụ thể nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.
Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bố trí đủ cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp dân tại Trụ sở. Tổng Thanh tra Nhà nước cử một cán bộ cấp Vụ phụ trách công tác tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Cán bộ này có trách nhiệm:
1. Chủ trì thực hiện việc phối hợp những cán bộ của các cơ quan liên quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở để tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Trụ sở chuyển đến.
2. Báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình vụ việc, kết quả tiếp công dân tại Trụ sở khi có yêu cầu.
3. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu.
4. Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng Thanh tra Nhà nước để tổng hợp báo cáo lên Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác tiếp công dân của Trụ sở.
5. Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Cán bộ tiếp công dân chỉ được tiếp công dân đến khiếu nại tại công sở, không được tiếp tại nhà riêng.
Điều 12.- Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có nhiệm vụ:
1. Lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày.
2. Nếu khiếu nại, tố cáo có căn cứ đúng thẩm quyền của cơ quan mình phải giải quyết thì tiếp nhận đơn, báo cáo Thủ trưởng cơ quan đơn vị mình để được xem xét, giải quyết. Những nội dung khiếu nại, tố cáo cần thiết phải yêu cầu công dân ký xác nhận. Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo do công dân cung cấp được tiếp nhận và phải viết biên nhận đầy đủ.
3. Nếu khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Nếu khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét có văn bản hoặc quyết định giải quyết đúng chính sách pháp luật thì cần trả lời rõ và yêu cầu công dân chấp hành.
Điều 13.- Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có quyền:
1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.
2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.
3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.
Điều 14.- Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có quyền:
1. Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày.
2. Được quyền khiếu nại, tố cáo với thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu họ có những việc làm sai trái, gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ.
3. Đối với trường hợp tố cáo, được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ người tố cáo.
Điều 15.- Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có nghĩa vụ:
1. Phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư nhân dân; giấy mời, nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho một trong số thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột, những người này phải có giấy uỷ quyền, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phải nghiêm chỉnh tuân thủ nội qui nơi tiếp công dân và sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình khi có yêu cầu.
4. Ký xác nhận những nội dung đã trình bày.
5. Trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung phải cử đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân.
MỐI QUAN HỆ GIỮA NƠI TIẾP CÔNG DÂN VÀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
Chánh Thanh tra Nhà nước các ngành, các cấp thực hiện quyền thanh tra nhà nước về công tác tiếp công dân theo thẩm quyền, giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý về công tác tiếp công dân trong ngành và địa phương mình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiếp công dân với Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc cấp uỷ Đảng, Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Hàng quý tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng gửi Tổng Thanh tra Nhà nước trước ngày 20 tháng cuối quý.
Cơ quan đơn vị và cá nhân nào vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật hiện hành.
- 1Quyết định 46/2005/QĐ-UB về việc Quy định tạm thời chế độ bồi dưỡng cho Cán bộ tiếp Công dân tại UBND tỉnh Nghệ An do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị định 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
- 3Quyết định 883/QĐ-TTg năm 2007 bổ sung kinh phí sửa chữa trụ sở tiếp dân và mua sắm thiết bị phục vụ công tác tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 06/2006/CT-UBND về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận 12 do Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành
- 5Thông tư 07/2011/TT-TTCP hướng dẫn quy trình tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 1Quyết định 46/2005/QĐ-UB về việc Quy định tạm thời chế độ bồi dưỡng cho Cán bộ tiếp Công dân tại UBND tỉnh Nghệ An do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Thông tư 1178/1997/TT-TTNN hướng dẫn Nghị định 89/CP-1997 ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân do Thanh Tra Nhà Nước ban hành
- 5Thông tư 25/1997/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 89/CP-1997 ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, thực hiện trong ngành giáo dục đào tạo do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
- 6Thông tư 769/1998/TT-QP hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức tiếp công dân của Chính phủ trong Quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Nghị định 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
- 8Quyết định 883/QĐ-TTg năm 2007 bổ sung kinh phí sửa chữa trụ sở tiếp dân và mua sắm thiết bị phục vụ công tác tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 06/2006/CT-UBND về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận 12 do Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành
- 10Thông tư 07/2011/TT-TTCP hướng dẫn quy trình tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành