Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 82-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 1962 |
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào sự nghiệp phát triển và củng cố màng lưới giao thông vận tải để ngày càng thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh và củng cố quốc phòng.
Xét việc phân loại các hệ thống đường bộ, việc đầu tư vốn, việc phân cấp và tổ chức quản lý các hệ thống đường hiện nay chưa được hợp lý;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong hội nghị thường vụ ngày 20 tháng 06 năm 1962.
NGHỊ ĐỊNH:
a) Hệ thống đường quốc lộ: bao gồm các tuyến đường nối liền nhiều tỉnh hay nằm trong một tỉnh, hoặc nối liền thủ đô với các đầu mối giao thông với các nước khác, có tính chất phục vụ lợi ích chung về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng trong phạm việc toàn quốc.
b) Hệ thống đường hàng tỉnh: bao gồm các tuyến đường nằm trong một tỉnh hay nhiều tỉnh, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hóa và trị an từng địa phương.
c) Hệ thống đường chuyên dùng: bao gồm các đường chỉ chuyên phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của một hoặc nhiều ngành, xí nghiệp, công, nông, lâm trường, kể cả các đường vào các cơ sở quốc phòng.
a) Toàn bộ kinh phí về kiến thiết cơ bản, về giữ gìn, sửa chữa nhỏ, sữa chữa vừa, sửa chữa lớn đối với hệ thống đường quốc lộ do ngân sách trung ương đài thọ. Bộ Giao thông vận tải quản lý và sử dụng kinh phí này để phát triển và củng cố màng lưới đường ô-tô thuộc hệ thống đường quốc lộ.
b) Toàn bộ kinh phí về kiến thiết cơ bản, về giữ gìn, sửa chữa nhỏ, sữa chữa vừa, sửa chữa lớn đối với hệ thống đường hàng tỉnh do ngân sách địa phương đài thọ. Hàng năm, Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố lập kế hoạch phát triển và củng cố đường sá địa phương trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ hướng dẫn các địa phương về mặt chủ trương, kế hoạch và kỹ thuật trong việc phát triển và củng cố hệ thống đường địa phương.
c) Toàn bộ kinh phí về kiến thiết cơ bản, về giữ gìn,sữa chữa nhỏ,sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn đối với các đường chuyên dùng, do ngân sách của ngành, xí nghiệp dùng đường đài thọ. Ngành nào, xí nghiệp nào phải làm nhiều đường chuyên dùng cùng trong một thời gian, và nếu không đủ điều kiện thi công quản lý, tu bổ, thì Bộ Giao thông vận tải giúp đỡ về mặt chuyên môn, kỹ thuật, hoặc nhận làm giúp do hai bên thỏa thuận. Đối với đường chuyên dùng quân sự, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng phải cố gắng kết hợp khi làm kế hoạch và khi thi công để sử dụng chung cho hợp lý về kinh tế và quốc phòng.
a) Đối với đường chuyên dùng thuộc nhiều ngành, nhiều xí nghiệp, thì chi phí làm mới cũng như chi phí về giữ gìn và sửa chữa sẽ do tất cả các nghành, các xí nghiệp dùng đường đài thọ chung.
b) Đối với đường chuyên dùng, lúc làm xong chỉ phục vụ cho một hoặc một số ngành hay xí nghiệp nhưng sau một thời gian lại có ngành khác, xí nghiệp khác cùng dùng một cách thường xuyên, thì chi phí về thi công do ngành hoặc xí nghiệp dùng đường lúc đầu đài thọ, và chi phí về giữ gìn, sửa chữa sẽ do tất cả các ngành, các xí nghiệp dùng đường đài thọ chung.
c) Chi phí cần thiết cho việc làm mới cũng như giữ gìn và sửa chữa đường chuyên dùng nói ở điểm a và điểm b trên đây sẽ phân bổ cho các ngành, các xí nghiệp đóng góp tùy theo lưu lượng, tính chất và trọng tải xe cộ của từng ngành, từng xí nghiệp, chạy trên đường đó.
Việc tổ chức quản lý, giữ gìn và sửa chữa do cơ quan giao thông vận tải địa phương phụ trách.
Điều 6. – Những quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 82-CP năm 1962 về việc phân loại các hệ thống đường bộ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 82-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/08/1962
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra