Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016 |
QUY ĐỊNH QUÂN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ TRANG PHỤC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; được sửa đổi, bổ sung một số Điều ngày 03 tháng 6 năm 2008 và ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghị định này quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam; quy định trang phục sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; việc quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Điều 4. Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
QUÂN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 5. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.
Điều 6. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm
a) Hình dáng: Hình chữ nhật.
b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.
c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:
Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.
5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.
Điều 7. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
a) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;
b) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.
2. Nền, hình phù hiệu
a) Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.
b) Hình phù hiệu có mầu vàng:
Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;
Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;
Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;
Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;
Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;
Thông tin: Hình sóng điện;
Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;
Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;
Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;
Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;
Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;
Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;
Hải quân: Hình mỏ neo;
Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;
Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;
Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;
Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;
Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;
Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;
Thể dục thể thao: Hình cung tên;
Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc biển tên, biểu tượng quân chủng, binh chủng, lô gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 8. Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.
2. Trên nền phù hiệu:
a) Cấp tướng: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu. Số lượng sao:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại tướng: 04 sao.
b) Sĩ quan, học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao mầu vàng. Cấp tá 02 gạch dọc, cấp úy 01 gạch dọc. Số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá: 01 sao;
Trung úy, Trung tá: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá: 03 sao;
Đại úy, Đại tá: 04 sao.
c) Hạ sĩ quan: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc và sao mầu vàng. Số lượng sao:
Thượng sĩ: 03 sao;
Trung sĩ: 02 sao;
Hạ sĩ: 01 sao.
d) Binh sĩ: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng. Số lượng sao:
Binh nhất: 02 sao;
Binh nhì: 01 sao.
đ) Học viên đào tạo sĩ quan; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc mầu vàng ở giữa. Vạch dọc của Học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.
TRANG PHỤC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Mũ kêpi
a) Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa cầu mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.
b) Mầu sắc:
Đỉnh mũ của Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.
Thành mũ của Lục quân mầu đỏ; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than.
Lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ mầu đen.
Dây coóc đông, bông lúa mầu vàng.
2. Quần, áo khoác
a) Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, áo có lót thân và tay. Áo của Hải quân, phía trên bác tay có các đường viền thể hiện cấp bậc.
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.
b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.
3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.
4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác.
5. Dây lưng: Cốt dây bằng da; Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu nâu, Phòng không - Không quân, Hải quân mầu đen, cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da, cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn.
6. Giầy da: Mầu đen; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây.
7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.
1. Mũ mềm
a) Kiểu mẫu: Kiểu mũ vải liền vành xung quanh, lật hai bên tai và sau gáy, phía trước trán có tán ôdê để đeo quân hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.
b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than. Dây coóc đông, bông lúa mầu vàng.
2. Quần, áo khoác
a) Kiểu mẫu:
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu. Áo của Hải quân, phía trên bác tay có các đường viền thể hiện cấp bậc.
Quần: Kiểu quần âu dài, có hai túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.
b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.
3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, có chít eo, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.
4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác.
5. Giầy da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí, mầu đen.
6. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.
1. Mũ kêpi
Kiểu mẫu, mầu sắc thực hiện theo quy định tại
2. Quần, áo khoác
a) Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V. Phía dưới thân trước có 02 túi bổ chìm, nắp túi có sòi nhọn cài cúc. Nẹp áo cài 02 hàng cúc, mỗi hàng 03 cúc. Trên bác tay có các đường viền mầu vàng thể hiện cấp bậc. Mùa đông có lót thân và tay; mùa hè không có lót thân và tay.
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.
b) Mầu sắc: Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu tím than.
3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.
4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác mùa đông.
5. Dây lưng: Cốt dây bằng da, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. Mùa đông mầu đen, mùa hè mầu trắng.
6. Giầy da: Chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây. Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu đen.
7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.
1. Mũ kêpi, quần, dây lưng, giầy da, bít tất: Mầu sắc, kiểu mẫu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 5, Khoản 6,
2. Áo
Kiểu mẫu: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu.
Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu trắng.
1. Mũ mềm: Kiểu mẫu, mầu sắc thực hiện theo quy định tại
2. Váy, áo
a) Kiểu mẫu
Áo: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu.
Váy: Kiểu ôm sát người, dài dưới gối, có lớp vải lót trong, phía dưới thân sau có xẻ.
b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu trắng.
3. Ghệt da: Ghệt cao cổ có khóa kéo, cổ ghệt cao ngang bắp chân, mũi trơn, mặt đế có hoa văn chống trơn; mầu đen, riêng Hải quân mầu trắng.
4. Quần tất: Mầu da chân.
Điều 14. Trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Nam mặc com-lê, nữ mặc áo dài truyền thống phụ nữ Việt Nam, đi giầy da, bít tất.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi Tiết về các mặt hàng, kiểu mẫu, mầu sắc trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng.
1. Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật gồm trang phục dự lễ mùa đông và trang phục dự lễ mùa hè; bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
2. Trang phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm trang phục thường dùng mùa đông và trang phục thường dùng mùa hè:
a) Trang phục thường dùng mùa đông bao gồm: Mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng;
b) Trang phục thường dùng mùa hè bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
3. Trang phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một loại trang phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
4. Trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
5. Trang phục nghiệp vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ Nghi lễ, Kiểm soát quân sự, Tòa án quân sự, Vệ binh, Biên phòng cửa khẩu, Tuần tra song phương, Thông tin đường dây, Công tác tàu, Công tác tàu ngầm, Phi công quân sự, Đặc công nước, Chống khủng bố, Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và các lực lượng quân chủng, binh chủng làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại trang phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
6. Trang phục công tác các ngành, nghề chuyên môn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, khi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, bao gồm: Mũ, quần, áo, giầy hoặc ghệt; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
7. Các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp mũ, áo chống rét; sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thêm áo khoác quân sự; hạ sĩ quan - binh sĩ nam làm nhiệm vụ canh gác thêm áo khoác gác. Mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc các loại trang phục quy định tại Điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trừ các quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam cấp phát trước ngày Nghị định này có hiệu lực, còn niên hạn sử dụng thì được tiếp tục sử dụng, không cấp đổi, cấp mới.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi Tiết các Điều, Khoản được giao và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 52/2002/NĐ-CP quy định phân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
- 2Nghị định 160/2007/NĐ-CP Quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân
- 3Nghị định 29/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2007/NĐ-CP quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân
- 4Quyết định 1625/QĐ-BCA năm 2016 về triển khai thi hành Nghị định 29/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2007/NĐ-CP quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 1Nghị định 52/2002/NĐ-CP quy định phân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
- 2Quyết định 109/2009/QĐ-TTg quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- 4Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BQP năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 2Nghị định 160/2007/NĐ-CP Quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân
- 3Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- 4Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 7Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- 8Nghị định 29/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2007/NĐ-CP quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân
- 9Quyết định 1625/QĐ-BCA năm 2016 về triển khai thi hành Nghị định 29/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2007/NĐ-CP quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Số hiệu: 82/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/07/2016
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 781 đến số 782
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra