Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
Điều 27. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:
a) Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn, thoả thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên;
b) Kỹ năng áp dụng pháp luật trong việc thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng; việc thực hiện khảo nghiệm DUS.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra.
3. Cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra theo quy định tại Điều này, cụ thể như sau:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật;
d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
4. Cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
c) Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
d) 02 ảnh 3 cm x 4 cm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra).
a) Hội đồng kiểm tra có 05 người, trong đó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là lãnh đạo đơn vị được giao quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng; thành viên Hội đồng kiểm tra là những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng; công chức được giao nhiệm vụ về bảo hộ giống cây trồng là thư ký hành chính.
b) Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề kiểm tra (gồm cả đáp án và thang điểm).
6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra
a) Đề kiểm tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề bài kiểm tra.
b) Hội đồng kiểm tra chấm bài kiểm tra theo đáp án và thang điểm của đề kiểm tra.
c) Người đạt điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 đối với bài kiểm tra được coi là đạt yêu cầu.
7. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 25 ban hành kèm theo Nghị định này cho những người đạt yêu cầu.
Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Số hiệu: 79/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
- Điều 5. Danh mục giống cây trồng
- Điều 6. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
- Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
- Điều 8. Khảo nghiệm DUS
- Điều 9. Kiểm tra điều kiện và việc thực hiện khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện
- Điều 10. Nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống đăng ký bảo hộ
- Điều 11. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 12. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 13. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 14. Sổ đăng ký quốc gia
- Điều 15. Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 16. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân được giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng
- Điều 18. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 19. Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
- Điều 21. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 22. Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
- Điều 23. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
- Điều 24. Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 25. Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 26. Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 27. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 28. Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 30. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 31. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 32. Ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 33. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương