Chương 1 Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển nhượng, chuyển giao quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là công dân quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây gọi là UPOV) hoặc nước có thỏa thuận quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ của quốc gia thành viên UPOV.
3. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đăng ký là tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.
2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Tác giả giống cây trồng là tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì các bên là đồng tác giả.
4. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên, nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó.
5. Khảo nghiệm kỹ thuật (sau đây gọi là Khảo nghiệm DUS) là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
6. Tài liệu khảo nghiệm DUS gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tài liệu hướng dẫn về khảo nghiệm DUS do UPOV hoặc nước thành viên UPOV hoặc các nước hợp tác với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng công bố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
3. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
4. Cách thức trả kết quả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
Điều 5. Danh mục giống cây trồng
Danh mục giống cây trồng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 gồm giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; giống cây trồng được công nhận lưu hành, công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận chính thức; Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và danh mục giống cây trồng ở các quốc gia khác.
Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
- Số hiệu: 79/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
- Điều 5. Danh mục giống cây trồng
- Điều 6. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng
- Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
- Điều 8. Khảo nghiệm DUS
- Điều 9. Kiểm tra điều kiện và việc thực hiện khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện
- Điều 10. Nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống đăng ký bảo hộ
- Điều 11. Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 12. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 13. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Điều 14. Sổ đăng ký quốc gia
- Điều 15. Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 16. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân được giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng
- Điều 18. Thủ tục cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 19. Đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
- Điều 21. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 22. Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
- Điều 23. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
- Điều 24. Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
- Điều 25. Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 26. Đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng
- Điều 27. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 28. Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 29. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 30. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 31. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 32. Ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 33. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
- Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương