HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 70-HĐBT | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1991 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 70-HĐBT NGÀY 25-3-1991 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ngày 10 tháng 1 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
Điều 4. Chủ tịch Trọng tài Kinh tế Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 70-HĐBT ngày 25-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng).
Điều lệ ngày quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của các cơ quan Trọng tài kinh tế (gọi tắt là tố tụng Trọng tài kinh tế).
Mọi hoạt động tố tụng Trọng tài kinh tế phải được tiến hành theo các quy định của Pháp lệnh trọng tài kinh tế và các quy định của Điều lệ này.
1. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Các đơn vị kinh tế được giao chỉ tiêu pháp lệnh có nghĩa vụ yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết các tranh chấp về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
3. Các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật;
1. Trọng tài kinh tế có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của một hoặc các bên.
2. Khi cần thiết Trọng tài kinh tế có quyền chủ động xem xét, giải quyết những tranh chấp về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
3. Trọng tài kinh tế kiểm tra, kết luận và xử lý những hợp đồng kinh tế vi phạm pháp luật do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan và Uỷ ban Nhân dân các cấp.
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
1. Tranh chấp về ký kết hợp và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
2. Tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên là chủ thể hợp đồng kinh tế đã được quy định tại điều 2; điều 42; điều 43 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
3. Xử lý các vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
1. Các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế, nếu không ở cùng một tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) thì được thỏa thuận chọn Trọng tài kinh tế ở một trong hai tỉnh nơi có trụ sở chính hoặc nơi đăng ký kinh doanh của các bên có tranh chấp hợp đồng kinh tế.
2. Các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế, nếu không ở cùng một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) thì được thoả thuận chọn Trọng tài kinh tế ở một trong hai huyện nơi có trụ sở chính hoặc nơi đăng ký kinh doanh của các bên có tranh chấp hợp đồng kinh tế.
3. Đối với những tranh chấp mà các bên không đề cập chọn Trọng tài kinh tế, hoặc không thoả thuận được về chọn trọng tài kinh tế, thì việc xác định thẩm quyền của Trọng tài kinh tế như sau:
a/ Những tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên có trụ sở chính không ở cùng một tỉnh:
- Nếu giá trị phần hợp đồng kinh tế có tranh chấp từ 200.000.000 đồng trở lên thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế Nhà nước.
- Nếu giá trị phần hợp đồng kinh tế có tranh chấp dưới 200.000.000 đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế tỉnh nơi có trụ sở chính của bên bị khiếu nại.
b/ Những tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên có trụ sở chính ở trong cùng một tỉnh (nhưng khác huyện), thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế tỉnh đó.
c/ Những tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên có trụ sở chính trong cùng một huyện, thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế huyện đó, trường hợp không có Trọng tài kinh tế huyện thì sẽ do Trọng tài kinh tế tỉnh có huyện đó giải quyết.
1. Trọng tài kinh tế huyện kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật nếu các bên ký kết có trụ sở chính ở trong cùng một huyện.
2. Trọng tài kinh tế tỉnh kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật nếu các bên ký kết có trụ sở chính ở các huyện khác nhau trong cùng một tỉnh.
3. Trọng tài kinh tế Nhà nước kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật nếu các bên ký kết có trụ sở chính ở các tỉnh khác nhau.
1. Trọng tài kinh tế cấp trên khi cần thiết thì uỷ quyền cho Trọng tài kinh tế cấp dưới trực tiếp kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật thuộc thẩm quyền của mình.
2. Trọng tài kinh tế cấp trên khi cần thiết tự mình kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế trái pháp luật thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế cấp dưới.
3. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, nếu phát hiện được hợp đồng kinh tế đang có tranh chấp bị vô hiệu từng phần thì Trọng tài kinh tế có quyền kết luận và xử lý phần hợp đồng kinh tế bị vô hiệu đó.
Nếu hợp đồng kinh tế phát hiện vô hiệu toàn phần thì xử lý hợp đồng vô hiệu toàn phần đó.
THÀNH PHẦN TIẾN HÀNH VÀ THAM GIA TỐ TỤNG TRỌNG TÀI KINH TẾ
1. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước tiến hành tố tụng trọng tài với tư cách là người đứng đầu cơ quan cao nhất giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
2. Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, Chủ tịch, Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh và huyện khi tiến hành tố tụng trọng tài với tư cách là trọng tài viên.
3. Chỉ có Chủ tịch, Phó chủ tịch và Trọng tài viên Trọng tài kinh tế mới có quyền ra các quyết định trong khi tiến hành tố tụng trọng tài kinh tế.
4. Trọng tài viên có trách nhiệm tiến hành các hoạt động tố tụng trọng tài trên cơ sở những chứng cứ, áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật, và tạo điều kiện cho các bên tự thương lượng giải quyết theo đúng pháp luật.
1. Trọng tài viên phải từ chối hoặc bị thay đổi tiến hành tố tụng trọng tài kinh tế nếu:
a/ Là người họ hàng thân thích của đương sự hay đại diện của đương sự;
b/ Trong một Hội đồng Trọng tài có các trọng tài viên là người họ hàng thân thích với nhau;
c/ Có căn cứ cho thấy không vô tư khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Trọng tài kinh tế mỗi cấp có quyền thay đổi Trọng tài viên của cấp mình trong những trường hợp quy định ở khoản 1 điều này. Trong trường hợp Chủ tịch Trọng tài Kinh tế trực tiếp tiến hành hoặc tham gia tiến hành tố tụng Trọng tài kinh tế thì việc thay đổi phải do Chủ tịch Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp quyết định.
1. Thư ký phiên họp có nhiệm vụ ghi chép trung thực và đầy đủ các ý kiến, diễn biến xảy ra trong phiên họp giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm.
2. Thư ký phiên họp phải từ chối tham gia tố tụng trọng tài kinh tế hoặc bị thay đổi trong các trường hợp ghi tại điểm a và c điều 11 Điều lệ này.
3. Chủ tịch Trọng tài kinh tế mỗi cấp có quyền thay đổi thư ký phiên họp.
1. Nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung các yêu cầu trong đơn, hoặc rút đơn trước khi tiến hành phiên họp.
2. Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn hoặc các bên bị coi là vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế) khi tham gia tố tụng Trọng tài kinh tế có quyền:
a/ Đưa ra các chứng cứ và được biết các chứng cứ mà phía bên kia nêu ra;
b/ Yêu cầu Trọng tài kinh tế áp dụng các biện pháp cần thiết tạm thời để nhằm ngăn chặn các hậu quả tiếp tục phát sinh;
c/ Tham gia phiên họp;
d/ Có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên, Thư ký phiên họp, người giám định, người phiên dịch;
e/ Tranh luận tại phiên họp;
g/ Kháng cáo;
h/ Yêu cầu xem xét lại quyết định của Trọng tài kinh tế khi có tình tiết mới được phát hiện;
i/ Được sử dụng các quyền khác do pháp luật quy định;
3. Các đương sự có nghĩa vụ:
a/ Cung cấp đầy đủ những chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ việc đang giải quyết hoặc xử lý theo yêu cầu của Trọng tài viên;
b/ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định bảo đảm trật tự, an toàn trong khi tiến hành phiên họp;
c/ Chấp hành đầy đủ các quyết định của Trọng tài kinh tế.
1. Cá nhân có đăng ký kinh doanh là chủ thể hợp đồng kinh tế có quyền tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng Trọng tài kinh tế.
2. Pháp nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng Trọng tài kinh tế thông qua người đại diện hợp pháp.
3. Cá nhân có đăng ký kinh doanh là chủ thể hợp đồng kinh tế hoặc người đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng Trọng tài kinh tế.
4. Việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng giấy uỷ quyền và do người uỷ quyền ký tên.
5. Người được uỷ quyền chỉ được thực hiện những công việc trong phạm vi uỷ quyền, những hành vi vượt quá phạm vi uỷ quyền đều không có giá trị pháp lý.
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ tranh chấp, vi phạm đều có thể được mời làm chứng.
Người làm chứng có nghĩa vụ thông báo trung thực mọi tin tức đã biết liên quan đến vụ tranh chấp, vi phạm.
2. Không được mời những người sau đây làm chứng:
a/ Bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được các tình tiết của vụ tranh chấp, vi phạm, hoặc không có khả năng thông báo các tình tiết đó một cách đúng đắn;
b/ Là đại diện hay luật sư, hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự.
1. Người được mời hoặc được cử làm giám định phải từ chối tham gia tố tụng Trọng tài kinh tế hoặc bị thay đổi nếu:
a/ Là người họ hàng thân thích của đương sự;
b/ Là người làm chứng;
c/ Là đại diện, luật sư hay người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự;
d/ Có căn cứ cho thấy không vô tư khi làm nhiệm vụ.
2. Việc thay đổi người giám định do Trọng tài viên hay Hội đồng Trọng tài quyết định. Trường hợp người đó là do cơ quan giám định cử ra thì cơ quan giám định phải thay đổi người giám định theo yêu cầu của Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài.
Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp ghi tại Điều 16 Điều lệ này.
Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài có quyền thay đổi người phiên dịch.
Người phiên dịch phải dịch trung thực, khách quan.
1. Trong khi tiến hành tố tụng Trọng tài kinh tế, nếu đương sự là pháp nhân sáp nhập, hợp nhất vào pháp nhân khác hoặc tách ra thành nhiều pháp nhân thì pháp nhân nào tiếp nhận tài sản của pháp nhân đó phải có nghĩa vụ tiếp tục tham gia tố tụng.
2. Trường hợp đương sự là pháp nhân bị giải thể nhưng không có pháp nhân nào tiếp thu tài sản và nhiệm vụ của pháp nhân đó thì cơ quan ra quyết định giải thể phải tiếp tục tham gia tố tụng.
3. Trường hợp đương sự là cá nhân bị tù thì người nào quản lý tài sản của cá nhân đó sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng trọng tài kinh tế. Nếu không có người quản lý tài sản đó thì phải tạm đình chỉ tố tụng cho tới khi chỉ định được người hoặc tổ chức, cơ quan quản lý tài sản đó.
4. Trường hợp đương sự là cá nhân bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích thì người nào thừa kế tài sản của đương sự sẽ phải tiếp tục tham gia tố tụng trọng tài kinh tế. Nếu chưa xác định được người thừa kế thì phải tạm đình chỉ tiến hành tố tụng cho tới khi nào xác định được người hay tổ chức, cơ quan thừa kế.
5. Việc xác định hay chỉ định người hoặc tổ chức, cơ quan, đứng ra quản lý hay thừa kế tài sản của đương sự ghi tại khoản 3 và 4 Điều này phải được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
THỦ TỤC ĐƯA ĐƠN, NHẬN ĐƠN VÀ XEM XÉT CHỨNG CỨ
Điều 19. Quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp phải được thể hiện bằng đơn yêu cầu.
1. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp phải kèm theo chứng cứ.
2. Đơn phải có nội dung sau:
- Ngày tháng năm viết đơn.
- Tên Trọng tài kinh tế yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại và tài khoản giao dịch của nguyên đơn, bị đơn.
- Tóm tắt những tình tiết, diễn biến của vụ tranh chấp và nguyên nhân tranh chấp.
- Giá trị phần hợp đồng có tranh chấp.
- Quá trình hiệp thương của các bên (nếu có).
- Các yêu cầu cần giải quyết.
3. Đơn phải do nguyên đơn hoặc đại diện hợp pháp của nguyên đơn ký tên.
4. Chứng cứ phải bao gồm những tài liệu giao dịch, những công văn giấy tờ cần thiết được sử dụng để ký kết, thực hiện hợp đồng hoặc để giải quyết tranh chấp.
5. Khi gửi đơn đến Trọng tài kinh tế có thẩm quyền phải đồng thời gửi cho các bị đơn.
Điều 21. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế phải có nội dung sau:
- Ngày tháng năm.
- Tên Trọng tài kinh tế nhận đơn
- Tên, địa chỉ bên gửi đơn
- Tên, địa chỉ cá nhân hoặc pháp nhân bị coi là vi phạm.
- Những tình tiết vi phạm và chứng cứ.
- Yêu cầu xử lý cụ thể
- Chữ ký của người viết đơn hoặc đại diện hợp pháp của bên viết đơn.
Thời hạn có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc từ ngày một bên cho là đã có vi phạm xảy ra. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thì thời hạn được tính từ ngày hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.
Trong trường hợp mà các bên thương lượng tự giải quyết nhưng không thành, thì thời hạn tính từ ngày các bên ký biên bản thương lượng cuối cùng.
Đối với những tranh chấp hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh, nếu xảy ra vi phạm mà các bên không yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết thì Trọng tài kinh tế có quyền quyết định đưa ra xem xét và giải quyết tranh chấp đó, không phụ thuộc vào thời hạn xảy ra vi phạm.
1. Đơn gửi đến đúng Trọng tài kinh tế có thẩm quyền;
2. Đơn phải được gửi trong thời hạn quy định;
3. Tranh chấp nêu trong đơn chưa được cơ quan Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết;
4. Đơn theo đúng các yêu cầu quy định tại điều 20 của Điều lệ này;
5. Nguyên đơn đã nộp đủ dự phí trọng tài.
1. Nếu nguyên đơn không thực hiện đầy đủ các yêu cầu được ghi trong điểm 1 điều 21 Pháp lệnh Trọng tài kinh tế thì Trọng tài kinh tế có thể tạm đình chỉ việc giải quyết hoặc coi như đã rút đơn.
2. Nếu bị đơn không đưa ra được các chứng cứ theo yêu cầu của Trọng tài kinh tế được quy định tại điểm 1
1. Những chứng cứ cần phải xem xét trong khi giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm bao gồm:
a/ Các hiện vật;
b/ Các tài liệu, biên bản thoả thuận giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm nhưng không thành;
c/ Lời khai của người làm chứng và của các đương sự;
d/ Kết luận giám định.
2. Nhưng tình tiết, sự kiện rõ ràng, hiển nhiên được mọi người công nhận thì không phải chứng minh.
THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM
Phiên họp giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm do một Trọng tài viên hoặc do một Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên tiến hành.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền quyết định thành lập Hội đồng Trọng tài, chỉ định chủ toạ Hội đồng và các thành viên của Hội đồng trong từng trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp một hoặc các bên đương sự vắng mặt không có lý do nhưng hồ sơ đã rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, thì trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài có quyền vẫn tiến hành phiên họp và ra quyết định.
Bên vắng mặt không có lý do chính đáng thì không có quyền yêu cầu triệu tập phiên họp khác, nhưng vẫn có quyền kháng cáo; thời hạn kháng cáo là 15 kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp một hoặc các bên đương sự vắng mặt có lý do chính đáng mà Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành phiên họp thì các quyết định được đưa ra trong phiên họp đó không có hiệu lực pháp luật.
Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài có quyền tiến hành phiên họp với sự tham dự của một bên đương sự nếu các bên đương sự khác đã có đơn xin không tham dự phiên họp.
Nếu tất cả đương sự đều có đơn xin không tham dự phiên họp thì Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài có quyền ra quyết định không cần tổ chức phiên họp.
1. Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài có quyền tạm hoãn phiên họp trong các trường hợp sau đây:
a/ Đương sự, người đại diện của đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng;
b/ Thư ký phiên họp, người giám định, người phiên dịch không có mặt hoặc bị thay đổi nhưng chưa có người thay thế;
c/ Người làm chứng không có mặt.
2. Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền tạm hoãn phiên họp trong các trường hợp trọng tài viên hoặc thành viên của Hội đồng Trọng tài bị thay đổi nhưng chưa có người thay thế.
3. Chủ tịch Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp có quyền tạm hoãn phiên họp nếu Chủ tịch Trọng tài kinh tế cấp dưới là người tiến hành hoặc tham gia tiến hành phiên họp bị thay đổi nhưng chưa có người thay thế.
4. Khi những điều kiện tạm hoãn phiên họp không còn thì trong từng trường hợp cụ thể, Trọng tài viên, Hội đồng Trọng tài hoặc Chủ tịch Trọng tài cùng cấp hay cấp trên phải ra quyết định triệu tập phiên họp khác.
Điều 34. Khi bắt đầu phiên họp Trọng tài viên hoặc Chủ toạ Hội đồng trọng tài có nhiệm vụ:
1. Đọc quyết định đưa vụ tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật ra giải quyết, xử lý tại phiên họp;
2. Giới thiệu tên mình, tên các thành viên của Hội đồng Trọng tài, tên thư ký phiên họp;
3. Kiểm tra sự có mặt của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định và các đại diện của các tổ chức cơ quan khác liên quan được mời dự họp;
4. Xem xét hoặc đưa ra Hội đồng Trọng tài xem xét và quyết định hoãn hoặc không hoãn phiên họp;
5. Giải thích các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp.
1. Khi tiến hành phiên họp:
a/ Chủ toạ phiên họp tóm tắt toàn bộ nội dụng vụ tranh chấp, vi phạm, các yêu cầu của nguyên đơn hoặc yêu cầu của Trọng tài kinh tế và công bố những chứng cứ đã thu thập được;
b/ Chủ toạ phiên họp hỏi các đương sự có đưa ra những yêu cầu mới hay thay đổi yêu cầu;
c/ Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài nghe các bên trình bày các tình tiết liên quan đến vụ việc đã nêu và tiến hành xem xét các chứng cứ mới đưa ra;
d/ Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài tiến hành hỏi các đướng sự, người đại diện của đương sự và các bên tham gia khác;
e/ Sau khi hỏi các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi và lợi ích của đương sự trình bày các ý kiến của mình về các chứng cứ, nêu các biện pháp giải quyết cụ thể, trả lời những ý kiến của bên kia. Nếu xét thấy cần thiết Chủ toạ phiên họp có thể tiếp tục hỏi và xem xét các chứng cứ mới.
2. Chỉ có đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự và những người khác được Trọng tài kinh tế yêu cầu có mặt tại phiên họp mới có quyền phát biểu ý kiến sau khi có sự đồng ý của Chủ toạ.
Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong trường hợp ghi tại điểm 3 và 4 điều 18 Điều lệ này và phải đình chỉ việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong trường hợp nguyên đơn đã rút đơn yêu cầu.
Việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm phải bằng một quyết định.
Khi kết thúc phiên họp, Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài phải ra quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm. Quyết định của Hội đồng Trọng tài phải được biểu quyết theo đa số.
Hội đồng Trọng tài phải tiến hành họp riêng để thảo luận và biểu quyết từng vấn đề cụ thể. Toàn bộ nội dung cuộc họp phải được ghi vào biên bản riêng, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên và kết quả biểu quyết của Hội đồng, biên bản này phải được các thành viên ký.
Khi ra quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài thực hiện đầy đủ các quyền ghi tại các điều 24 và 26 của Pháp lệnh trọng tài kinh tế.
Đối với những tranh chấp hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh mà các bên không yêu cầu giải quyết, mà do Trọng tài kinh tế tự đưa ra xem xét, giải quyết thì tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đưa vào ngân sách Nhà nước.
Quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm phải được Trọng được Trọng tài viên hoặc Chủ toạ Hội đồng Trọng tài thay mặt ký tên và công bố tại phiên họp. Quyết định phải được gửi cho đương sự trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký.
Không ai có quyền sửa chữa nội dung của các quyết định sau khi đã được ký. Những trường hợp có sai só rõ ràng về số liệu do tính toán sai thì phải được Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài chỉnh lý cho đúng theo yêu cầu của đương sự hoặc của Trọng tài kinh tế và phải thông báo ngay cho đương sự biết.
Chủ toạ phiên họp, thư ký phiên họp và các đương sự phải ký vào biên bản phiên họp. Trường hợp từ chối ký vào biên bản, phải nêu rõ lý do trong biên bản phiên họp.
Không ai có quyền sửa chữa biên bản phiên họp sau khi đã được Chủ toạ phiên họp, thư ký phiên họp, các đương sự ký tên. Những trường hợp sửa chữa từ ngữ, ngữ pháp cho chính xác nhưng không ảnh hưởng đến nội dung biên bản phải được Chủ toạ đồng ý và thông báo cho đương sự biết.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế phải được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đơn hoặc kể từ ngày quyết định đưa ra giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh do các bên không yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết trong thời gian quy định.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền gia hạn thêm 30 ngày theo đề nghi của Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài đối với tranh chấp có tình tiết phức tạp.
1. Việc xử lý phạm pháp luật hợp kinh tế phải được thực hiện trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoặc từ ngày quyết định đưa ra xử lý đối với những trường hợp Trọng tài kinh tế tự phát hiện.
2. Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền gia hạn thêm 45 ngày theo đề nghị của Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài.
Các quyết định gia hạn phải được gửi cho các đương sự trong thời hạn 7 ngày.
Điều 45. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày:
- Đối với trường hợp ra quyết định không mở phiên họp hoặc các bên vắng thì thời điểm bắt đầu để tính thời hạn kháng cáo là ngày các bên nhận được quyết định theo đúng các quy định về thủ tục bưu điện hay văn thư của Nhà nước.
- Đối với những trường hợp đương sự có mặt tại phiên họp thì thời điểm là ngày công bố quyết định khi kết thúc phiên họp xét xử.
1. Việc xét kháng cáo quyết định của Trọng tài kinh tế huyện do Hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế tỉnh có trọng tài kinh tế huyện đó tiến hành.
2. Việc xét kháng cáo các quyết định của Trọng tài kinh tế tỉnh do Hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế Nhà nước tiến hành.
3. Việc xét kháng cáo các quyết định của Trọng tài viên hoặc hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước tiến hành.
4. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh quyết định lập hội đồng Trọng tài để xét kháng cáo những trường hợp thuộc thẩm quyền.
5. Các quyết định xét kháng cáo có hiệu lực thi hành.
1. Đơn kháng cáo phải có nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên Trọng tài kinh tế xét kháng cáo.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản giao dịch của đương sự gửi đơn.
- Yêu cầu xét kháng cáo về quyết định số ngày tháng năm 199 của Trọng tài kinh tế...
- Lý do kháng cáo và các chứng cứ cần thiết.
- Yêu cầu giải quyết.
2. Đơn phải do đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự ký và phải được gửi cho Trọng tài kinh tế có thẩm quyền xét kháng cáo, trọng tài kinh tế đã ra quyết định bị kháng cáo và cho đương sự phía bên kia.
3. Trước khi tiến hành phiên họp xét kháng cáo, đương sự gửi đơn có quyền thay đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
4. Đương sự gửi đơn có quyền rút đơn kháng cáo trước khi tiến hành phiên họp xét kháng cáo.
Thời hạn xét kháng cáo là 2 tháng kể từ ngày Trọng tài kinh tế nhận đơn kháng cáo.
Trong khi chờ xét kháng cáo, đương sự vẫn phải chấp hành quyết định của Trọng tài kinh tế, nếu không có quy định gì khác.
1. Khi xét kháng cáo hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế cấp trên có quyền:
- Giữ nguyên quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới;
- Sửa đổi một phần quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới;
- Huỷ bỏ quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới và ra quyết định mới.
2. Khi xét kháng cáo, Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước có quyền:
a/ Giữ nguyên, sửa đổi quyết định của Trọng tài viên hay Hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế Nhà nước;
b/ Huỷ bỏ quyết định của Trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài và ra quyết định mới.
1. Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh có quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp; xử lý vi phạm của Trọng tài kinh tế huyện trong khi xét kháng cáo.
2. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước có quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm của Trọng tài kinh tế tỉnh và của Trọng tài viên hoặc Hội đồng Trọng tài của Trọng tài kinh tế Nhà nước trong khi xét kháng cáo.
3. Những quyết định trên đây phải được gửi cho các đương sự, các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thi hành.
XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Đương sự, hoặc người có thẩm quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm khi phát hiện có các tình tiết mới có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp xem xét lại quyết định đó.
2. Thời hạn thực hiện quyền yêu cầu xem xét lại là 2 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Dấu bưu điện nơi gửi đơn là ngày xác định thời hạn yêu cầu xem xét lại. Trường hợp đưa đơn trực tiếp tại Trọng tài kinh tế thì ngày đó là ngày nhận được đơn ghi trong sổ của văn thư.
Điều 54. Những tình tiết được dùng làm căn cứ để đề nghị xem xét lại quyết định là:
1. Tình tiết đã có nhưng mới được các bên phát hiện sau khi đã giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm và có ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết.
2. Có cơ sở chứng minh là lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của phiên dịch không đúng sự thật.
3. Các bản án, quyết định của toà án mà Trọng tài kinh tế đã dựa vào đó để giải quyết, xử lý vụ việc đã bị huỷ bỏ.
1. Khi phát hiện có tình tiết mới, đương sự phải gửi đơn lên Trọng tài kinh tế cấp trên của Trọng tài kinh tế đã ra quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm, đồng thời cũng phải gửi cho Trọng tài kinh tế đã ra quyết định và cả đương sự khác.
2. Đơn yêu cầu phải có nội dung sau:
- Ngày tháng năm
- Tên Trọng tài kinh tế được yêu cầu xem xét lại
- Tên, địa chỉ của dương sự, người đại diện.
- Trình bày tình tiết mới.
- Yêu cầu giải quyết.
- Những chứng cứ cần thiết.
3. Đơn phải do đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định ký tên.
Thời hạn xem xét lại quyết định của Trọng tài kinh tế là 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.
GIÁM SÁT CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ.
Các quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới phải được gửi cho Trọng tài kinh tế cấp trên chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định.
Các đương sự nhận được quyết định của Trọng tài kinh tế có quyền gửi quyết định đó cho Trọng tài kinh tế cấp trên để yêu cầu giám sát.
Khi giám sát các quyết định, người có thẩm quyền giám sát có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế cấp dưới hoặc Trọng tài viên liên quan cung cấp các tài liệu cần thiết, có quyền xem xét tại chỗ, tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ.
Người có thẩm quyền giám sát phải tiến hành xem xét một cách đầy đủ các khía cạnh pháp lý về nội dung và thủ tục của quyết định.
Điều 62. Khi tiến hành giám sát phải áp dụng điều 53 của Điều lệ này.
Trường hợp phải thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới, thì người có thẩm quyền giám sát phải ra một quyết định giám sát.
Trường hợp phải huỷ bỏ quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới và tiến hành tổ chức phiên họp để ra quyết định mới thì người có thẩm quyền giám sát phải ra quyết định triệu tập phiên họp.
1. Quyết định giám sát phải được gửi cho các đương sự và Trọng tài kinh tế cấp dưới trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ký.
2. Trường hợp đương sự đề nghị giám sát như quy định tại điều 59 Điều lệ này thì phải thông báo cho đương sự biết kết quả của việc giám sát.
Nghị định 70-HĐBT năm 1991 ban hành điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 70-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/03/1991
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 15/05/1991
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 25/03/1991
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định