Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 1990 |
Để bảo đảm hiệu lực của chế độ hợp đồng kinh tế, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế ;
Căn cứ vào các Điều 34, 100 và 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Pháp lệnh này quy định tổ chức Trọng tài kinh tế và tố tụng trọng tài kinh tế.
Trong phạm vi chức năng của mình, Trọng tài kinh tế giữ vững kỷ luật hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ kinh tế.
Bằng hoạt động của mình, Trọng tài kinh tế tác động tích cực đến các đơn vị kinh tế, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm duy trì, phát triển các quan hệ kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lưu thông hàng hoá, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh tế.
Trọng tài kinh tế có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế ;
2- Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật ;
3- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế ;
4- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.
Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi cần thiết.
Các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng trọng tài kinh tế.
Các bên tranh chấp tự mình hoặc thông qua đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng tranh luận và chứng minh trước Trọng tài kinh tế.
Các bên tranh chấp có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình ; có quyền dùng tiếng nói, chữ viết thông dụng của mình và người phiên dịch trong tố tụng trọng tài kinh tế.
Các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan, theo chức năng của mình có trách nhiệm thi hành quyết định của Trọng tài kinh tế.
Quyền kháng cáo quyết định của Trọng tài kinh tế được bảo đảm.
Quyết định của Trọng tài kinh tế được xem xét lại khi có kháng cáo, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc khi có tình tiết mới được phát hiện.
Tổ chức trọng tài kinh tế gồm có :
1- Trọng tài kinh tế Nhà nước ;
2- Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ;
3- Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương.
Trọng tài kinh tế Nhà nước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng bộ trưởng.
Trọng tài kinh tế địa phương chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, giám sát của Trọng tài kinh tế cấp trên.
Trọng tài kinh tế gồm có Chủ tịch, một hoặc hai Phó chủ tịch và các Trọng tài viên.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế lãnh đạo cơ quan Trọng tài kinh tế và làm nhiệm vụ Trọng tài viên, khi cần thiết.
Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế giúp Chủ tịch Trọng tài kinh tế theo sự phân công của Chủ tịch và làm nhiệm vụ Trọng tài viên, khi cần thiết.
Trọng tài viên có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
Trọng tài viên phải là người có phẩm chất chính trị, liêm khiết công minh, có kiến thức pháp lý và quản lý kinh tế cần thiết.
Hội đồng trọng tài viên gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế và một số Trọng tài viên do Chủ tịch Trọng tài kinh tế chỉ định.
NHIỆM VỤ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI KINH TẾ CÁC CẤP
MỤC I. TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Trọng tài kinh tế Nhà nước có thẩm quyền :
1- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của các bên mà phần tranh chấp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên ; trong trường hợp một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì không giới hạn giá trị tranh chấp ;
2- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên không cùng ở trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương mà phần tranh chấp có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên và các bên chưa đề cập đến việc yêu cầu Trọng tài kinh tế khác giải quyết ;
3- Kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ;
4- Xét kháng cáo quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ; đối với kháng cáo quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xét ;
5- Giám sát quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế hoặc xét kháng cáo của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước giám sát quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước ;
6- Xem xét lại quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương khi có tình tiết mới được phát hiện ; đối với quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước thì do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước xem xét.
Hội đồng Trọng tài viên của Trọng tài kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Tham gia ý kiến với Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước về các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động của Trọng tài kinh tế, về các dự án pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế ;
2- Theo yêu cầu của Chủ tịch trọng tài kinh tế Nhà nước, tham gia ý kiến về việc xét kháng cáo, giám sát các quyết định của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước, của Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ;
3- Theo đề nghị của Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước, tham gia ý kiến về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
MỤC II. TRỌNG TÀI KINH TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG
Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền :
1- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của các bên, không phụ thuộc vào giá trị của phần hợp đồng kinh tế có tranh chấp ; trong trường hợp một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên có thể yêu cầu Trọng tài kinh tế Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng hoặc Trọng tài kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng giải quyết ;
2- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế khi các bên chưa đề cập đến việc yêu cầu trọng tài kinh tế khác giải quyết trong các trường hợp sau đây :
a) Các bên không cùng ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thì Trọng tài kinh tế cấp tỉnh của bên bị khiếu nại giải quyết, nếu giá trị phần tranh chấp dưới 200 triệu đồng ;
b) Các bên ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương nhưng không cùng một huyện, quận hoặc cấp tương đương và các bên ở cùng một huyện chưa có Trọng tài kinh tế.
3- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do Trọng tài kinh tế Nhà nước uỷ quyền;
4- Kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan, của Uỷ ban nhân dân huyện, quận và cấp tương đương ;
5- Xét kháng cáo quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương ;
6- Giám sát quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương ;
7- Xem xét lại quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương, khi có tình tiết mới được phát hiện.
1- Tham gia ý kiến với Chủ tịch Trọng tài kinh tế cùng cấp về các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động của các cơ quan Trọng tài kinh tế trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương ;
2- Theo yêu cầu của Chủ tịch Trọng tài kinh tế cùng cấp, tham gia ý kiến về việc xét kháng cáo, giám sát quyết định của Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương ;
3- Theo đề nghị của Trọng tài viên, tham gia ý kiến về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế ;
MỤC III. TRỌNG TÀI KINH TẾ HUYỆN, QUẬN VÀ CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG
Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương có thẩm quyền :
1- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của các bên, không phụ thuộc vào giá trị phần tranh chấp, trừ trường hợp một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài ;
2- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên ở cùng một huyện, quận và cấp tương đương, nếu các bên chưa đề cập đến việc yêu cầu Trọng tài kinh tế khác giải quyết ;
3- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương uỷ quyền ;
4- Kiểm tra, kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần do tự phát hiện hoặc theo yêu cầu của các đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan, của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH TẾ
1- Yêu cầu đương sự cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế ;
2- Yêu cầu đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu cần thiết ;
3- Xem xét tại chỗ ;
4- Trưng cầu giám định ;
5- Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc lập Hội đồng định giá tài sản có tranh chấp ;
6- Yêu cầu đương sự thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra ;
7- Yêu cầu Ngân hàng giữ lại trong tài khoản của đương sự một khoản tiền nhất định ; yêu cầu đơn vị kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài sản hoặc đang nợ đương sự tạm thời chưa giao tài sản hoặc chưa trả nợ để bảo đảm thực hiện quyết định của Trọng tài kinh tế ; khi không còn cần thiết, Trọng tài viên phải ra quyết định rút yêu cầu áp dụng các biện pháp này và thông báo cho đương sự, đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan biết.
Yêu cầu của Trọng tài viên trong phạm vi thẩm quyền phải được đơn vị kinh tế, cơ quan tổ chức cá nhân đã nhận được yêu cầu đó thực hiện nghiêm chỉnh.
Trọng tài viên triệu tập, điều khiển phiên họp giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế có sự tham gia của các bên, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, người giám định, luật sư hoặc người khác được đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong trường hợp một hoặc các bên vắng mặt, Trọng tài viên có quyền quyết định hoãn hoặc vẫn tiến hành phiên họp. Bên vắng mặt không có lý do chính đáng thì không có quyền yêu cầu triệu tập phiên họp khác.
Khi xét thấy cần thiết ; Chủ tịch Trọng tài kinh tế lập Hội đồng gồm ba Trọng tài viên do một Trọng tài viên làm chủ toạ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế ; Hội đồng quyết định theo đa số.
Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế theo đơn yêu cầu của một hoặc các bên.
Thời hạn có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp là sáu tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc từ ngày một bên cho là đã có vi phạm xảy ra.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Trọng tài kinh tế phải đưa tranh chấp ra giải quyết. Đối với tranh chấp có tình tiết phức tạp, nếu Trọng tài viên yêu cầu thì Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền ra hạn, nhưng không quá ba mươi ngày.
Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, Trọng tài viên có quyền ra các quyết định sau đây:
1- Không chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của các bên. Trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì ra quyết định xử lý các tài sản đó ;
2- Giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản theo quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ;
3- Phân bổ lệ phí Trọng tài và các chi phí khác cho các bên.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Trọng tài kinh tế phát hiện vi phạm hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xử lý, Trọng tài kinh tế phải đưa vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế ra xử lý ; đối với vi phạm pháp luật có tình tiết phức tạp, nếu Trọng tài viên yêu cầu thì Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền ra hạn, nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.
Khi xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế, Trọng tài viên có quyền :
1- Kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần và tuyên bố các bên không được thực hiện hoặc phải đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đó ;
2- Áp dụng biện pháp xử lý tài sản ;
3- Xử lý hành chính bằng phạt tiền đối với người ký kết hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ và người cố ý thức thực hiện hợp đồng đã bị coi là vô hiệu toàn bộ ;
4- Phân bổ lệ phí Trọng tài và các chi phí khác cho các bên vi phạm.
1- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm kỷ luật đối với cá nhân đã vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng ;
2- Chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi có tình tiết mới được phát hiện và nếu đương sự hoặc người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế có yêu cầu thì Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp phải xem xét lại quyết định đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu xem xét lại.
1- Giữ nguyên quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới ;
2- Sửa đổi quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới ;
3- Huỷ bỏ quyết định của Trọng tài kinh tế cấp dưới và ra quyết định mới hoặc triệu tập phiên họp để giải quyết lại.
Quyết định xét kháng cáo của Trọng tài kinh tế có hiệu lực thi hành.
1- Khấu trừ tiền từ tài khoản ở Ngân hàng ;
2- Kê biên tài sản để bán đấu giá.
Hội đồng bộ trưởng quy định tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định của Trọng tài kinh tế.
Lệ phí Trọng tài tính theo phần trăm giá trị của phần hợp đồng kinh tế có tranh chấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Các chi phí khác bao gồm chi phí giám định và các khoản chi cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
Trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế, nếu vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà ra quyết định gây thiệt hại đến tài sản của đương sự thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Nghị định 310-HĐBT năm 1990 về lệ phí trọng tài và các khoản thu chi khác khi trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 329-HĐBT năm 1992 về lệ phí trọng tài và các khoản thu khác trong khi Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Pháp lệnh Trọng tài kinh tế năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 31-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 10/01/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 12/01/1990
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra