Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 649-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1955 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY TẮC TỔ CHỨC HỢP TÁC XÃ MUA BÁN VÀ HỢP TÁC XÃ TIÊU THỤ
THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 19 tháng 7 năm 1955 về việc xây dựng Hợp tác xã mua bán và Hợp tác xã tiêu thụ;
NGHỊ ĐỊNH:
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
TỔ CHỨC HỢP TÁC XÃ MUA BÁN Ở NÔNG THÔN VÀ HỢP TÁC XÃ TIÊU THỤ Ở THÀNH THỊ.
Hợp tác xã mua bán và Hợp tác xã tiêu thụ có nhiệm vụ mở rộng sự trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, phối hợp với Mậu dịch quốc doanh để ổn định thị trường, thúc đẩy việc khôi phục và phát triển nông nghiệp và công thương nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân và củng cố khối công nông liên minh.
Để hướng dẫn việc xây dựng và phát triển hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tiêu thụ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trên. Chính phủ ban hành bản quy tắc này.
Nhân dân lao động ở nông thôn tổ chức hợp tác xã mua bán để mua những thứ cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, bán nông phẩm và những sản phẩm nghề phụ với một giá cả hợp lý.
Công nhân và nhân dân lao động ở thành thị tổ chức hợp tác xã tiêu thụ để mua những đồ dùng cần thiết hàng ngày với một giá cả hợp lý.
Điều 3: - Hợp tác xã chỉ được thành lập nếu có đủ hai điều kiện sau đây:
- Chương trình, điều lệ đã được Đại hội đại biểu xã viên hoặc Đại hội xã viên thông qua và hợp tác xã cấp trên duyệt y.
- Chính quyền địa phương cho phép.
QUYỀN LỢI VÀ NHIỆM VỤ HỢP TÁC XÃ
Điều 6: - Để phục vụ xã viên, hợp tác xã được kinh doanh theo những hình thức sau đây:
a) Bán lẻ, bán buôn nếu được Nhà nước uỷ thác.
b) Thu mua các sản phẩm của xã viên để bán ra ngoài.
c) Chế biến, sản xuất những hàng cần thiết để cung cấp cho xã viên hay để bán ra ngoài.
Điều 8: - Hợp tác xã phải thực hiện kế hoạch Nhà nước giao cho trong phạm vi nghiệp vụ của mình.
Điều 11: - Đơn vị thấp nhất của hợp tác xã là hợp tác xã cơ sở.
Ở tỉnh, thành phố thì tổ chức liên hợp tác xã tỉnh, thành phố.
Toàn quốc thì tổ chức liên hợp tác xã toàn quốc.
Ở liên khu không tổ chức thành một cấp hợp tác xã. Nếu cần liên hợp tác xã tòan quốc đặt một cơ quan đại diện để kiểm tra, đôn đốc, theo dõi phong trào hợp tác xã trong liên khu.
Tổ chức hợp tác xã ở các khu tự trị có quy định riêng.
Nếu xin ra hợp tác xã thì xã viên chỉ được trả lại tiền cổ phần.
Điều 15: - Tổ chức hợp tác xã cơ sở phải tiện lợi cho việc kinh doanh hợp lý và quản lý dân chủ.
Cơ sở tổ chức của hợp tác xã mua bán ở nông thôn là huyện hay nhiều xã liền nhau. Cơ sở tổ chức của hợp tác xã tiêu thụ ở thành thị là khu phố, công xưởng, trường học, hoặc cơ quan tương đối lớn.
2.- Liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố và liên hợp hợp tác xã toàn quốc.
Đơn vị xã viên nào xin ra khỏi liên hợp hợp tác xã thì chỉ được trả lại tiền cổ phần.
Việc cải tổ hoặc khai trừ hợp tác xã cơ sở là do Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố quyết định; việc cải tổ hay khai trừ liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố do Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã toàn quốc quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Ban quản lý liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố hay liên hợp hợp tác xã toàn quốc có quyền quyết định cải tổ một đơn vị xã viên nhưng sau đó phải báo cáo lại Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã.
3.- Cơ quan lãnh đạo và cơ quan kiểm soát:
Điều 22:- Đại hội đại biểu xã viên hoặc Đại hội xã viên là cơ quan cao nhất của các cấp hợp tác xã.
Đại biểu dự Đại hội đại biểu hợp tác xã cơ sở do xã viên trực tiếp bầu ra.
Đại biểu dự Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố do Đại hội đại biểu xã viên hoặc Đại hội xã viên của hợp tác xã cơ sở bầu ra.
Đại biểu dự Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã toàn quốc do Đại hội đại biểu liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố bầu ra.
Điều 25: - Tiền vốn của các cấp hợp tác xã gồm có:
a) Tiền cổ phần, tiền nhập xã và tiền các quỹ đặc biệt.
b) Tiền lãi tích lũy.
c) Các khoản tiền thu nhập khác.
d) Tiền vay của Ngân hàng quốc gia.
Điều 26: - Tiền vốn nói ở điều 25 (không kể tiền vay) chia thành các quỹ sau đây:
a) Quỹ dự trữ gồm tiền nhập xã, tiền lãi tích luỹ và các khoản tiền thu nhập khác.
b) Quỹ cổ phần gồm tiền cổ phần xã viên.
c) Quỹ đặc biệt như quỹ kiến thiết, quỹ giáo dục, quỹ xã hội, quỹ khen thưởng; việc lập và sử dụng các quỹ trên đây do liên hợp hợp tác xã toàn quốc quy định.
1. - Đối với hợp tác xã cơ sở nên:
a) Chia cho quỹ khổ phần xã viên 20%;
b) Chia cho quỹ dự trữ 55%;
c) Số còn lại thì chia cho các quỹ kiến thiết, quỹ giáo dục, quỹ khen thưởng, quỹ xã hội v.v..
Việc chia lãi nói trên phải do Ban kiểm soát xét lại, Đại hội đại biểu xã viên hay Đại hội xã viên thông qua và được liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố đồng ý.
2.- Đối với liên hợp hợp tác xã tỉnh, thành phố và liên hợp hợp tác xã toàn quốc thì phải căn cứ vào điều lệ của liên hợp hợp tác xã toàn quốc mà chia cho các quỹ.
SÁT NHẬP VÀ GIẢI TÁN HỢP TÁC XÃ
Đại hội đại biểu xã viên hoặc Đại hội xã viên phải cử đại biểu cùng với đại biểu của liên hợp hợp tác xã cấp trên phải đến tổ chức ra một Uỷ ban để thanh toán các khoản tiền quỹ và các khoản tiền nợ.
Điều 31: - Cục quản lý hợp tác xã chịu trách nhiệm giải thích bản quy tắc này.
- 1Thông tư 297-TTg năm 1958 ban hành bản quy tắc tổ chức tạm thời hợp tác xã thủ công nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Điều lệ tạm thời số 127-TTg về việc tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Chỉ thị 488-TTg năm 1958 về chấn chỉnh tổ chức lãnh đạo Hợp tác xã mua bán do Phủ Thủ Tướng ban hành.
- 4Luật hợp tác xã 1996
- 1Thông tư 297-TTg năm 1958 ban hành bản quy tắc tổ chức tạm thời hợp tác xã thủ công nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Điều lệ tạm thời số 127-TTg về việc tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Chỉ thị 488-TTg năm 1958 về chấn chỉnh tổ chức lãnh đạo Hợp tác xã mua bán do Phủ Thủ Tướng ban hành.
- 4Luật hợp tác xã 1996
Nghị định 649-TTg năm 1955 về bản quy tắc tổ chức Hợp tác xã mua bán và Hợp tác xã tiêu thụ do Thủ Tướng ban hành.
- Số hiệu: 649-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/12/1955
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 14/01/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra