BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 64-NĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 1957 |
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI CÁC KHOẢN PHÍ THU Ở CÁC CẢNG HẢI PHÒNG, HỒNG GAI VÀ CẨM PHẢ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Theo đề nghị của ông Giám đốc Cục Vận tải thủy,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. – Nay ban hành quy định tạm thời các khoản phí thu ở các Cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả.
Điều 2. – Bản quy định này áp dụng từ ngày mùng 01 tháng 04 năm 1957, các điều khoản cũ trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. – Ông Chánh Văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện, ông Giám đốc Cục Vận tải thủy, Ủy ban Hành chính khu Hồng Quảng, Ủy ban Hành chính thành phố Hải phòng, có nhiệm vụ thi hành nghị định này.
K.T. BỘ TRƯỞNG |
CÁC KHOẢN CHI PHÍ THU Ở CÁC CẢNG HẢI PHÒNG, HỒNG GAI VÀ CẨM PHẢ
Điều 1. – Bản Cảng phí này quy định những khoản phí thu ở các Cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả. Tiền bốc rót than ở Cảng Hồng Gai và Cẩm Phả sẽ quy định riêng. Các khoản nào không quy định ở đây sẽ do Cảng, hãng tàu và người có hàng thương lượng và thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.
Điều 2. – Tàu Việt Nam thanh toán bằng tiền Việt Nam, Tàu ngoại quốc thanh toán bằng những ngoại tệ đã được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nhận và theo tỷ lệ hối đoái do Ngân hàng Quốc gia quy định.
Điều 3. – Đơn vị tính các khoản phí:
a) Nếu lấy đơn vị trọng lượng là tấn thì chưa đầy một tấn coi như là một tấn.
b) Nếu lấy ton-nô làm đơn vị để tính trọng tải toàn phần và trọng tải thực dụng thì chưa được một ton-nô coi như một ton-nô.
c) Nếu lấy mã lực làm đơn vị thì phần lẻ của mã lực coi như một mã lực.
d) Nếu lấy đơn vị là tháng thì chưa đầy 30 ngày coi như một tháng.
e) Nếu lấy đơn vị là ngày thì chưa đầy 24 tiếng đồng hồ coi như một ngày.
f) Nếu lấy đơn vị là giờ thì chưa đầy 60 phút đồng hồ coi như một giờ.
g) Nếu lấy đơn vị là 1/2 giờ thì chưa đầy 30 phút đồng hồ coi như 1/2 giờ.
Điều 4. – Để tính các khoản phí bốc xếp, cân hàng, lưu kho, lưu bãi v.v.. .Cảng căn cư vào trọng lượng thực tế của hàng hóa.
Điều 5. – Việc kiểm soát hàng để tính các khoản phí phải làm trước mặt người có hàng nhưng nếu đã nhận được giấy báo mà người có hàng không đến chứng kiến thì không được khiếu nại về kết quả của việc kiểm soát trừ trường hợp có sai nhầm lớn và rõ rệt.
Điều 6. – Trừ những khoản phí mà thể thức, thời gian thanh toán đã do hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp đồng, các khoản phí khác đều phải thanh toán chậm lắm là 5 ngày sau ngày nhận được giấy báo trả tiền. Quá hạn đó mỗi ngày chậm trễ người có nợ phải trả lãi 5% (năm phần nghìn) số tiền nợ.
Điều 7. – Nếu hãng tàu hay người có hàng cho là có sự sai lầm trong hóa đơn thì chậm lắm là ngày thứ 2 sau ngày nhận được giấy báo trả tiền phải yêu cầu Cảng điều chỉnh. Trường hợp có sai lầm thật thì Cảng sẽ làm lại hóa đơn và thời hạn 5 ngày nói ở điều 6 tính từ ngày hãng tàu hay người có hàng nhận được giấy báo trả tiền lần thứ hai. Trường hợp không có sai lầm thì thời hạn thanh toán vẫn tính từ ngày hãng tàu hay người có hàng nhận được giấy báo trả tiền đầu tiên.
Nếu đã thanh toán xong mới phát hiện ra sai lầm thì trong thời gian 06 tháng kể từ ngày thanh toán, người phát hiện ra sai lầm phải yêu cầu điều chỉnh quá hạn đó, yêu cầu điều chỉnh không được chấp nhận.
Điều 8. – Quyền giải thích bản quy định này thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện.
KHOẢN PHÍ ĐÁNH VÀO TRỌNG TẢI CỦA TÀU RA VÀO CẢNG
Điều 9. – Mỗi chuyến vào hay ra cảng, tàu phải nộp 350đ cho mỗi tôn-nô trọng tải thực dụng.
a) Khoản phí đánh vào trọng tải:
- Giảm 15% cho tàu đậu ở phao trong phạm vi cảng để lên xuống hàng hóa và hành khách. Nếu trước đậu ở phao sau lại vào đậu ở cầu thì không giảm;
- Giảm 50% cho tàu neo ở ngoài sông hay ngoài khơi trong phạm vi cảng để lên xuống hàng hóa và hành khách.
b) Trong những trường hợp sau đây tàu được miễn phí:
- Tàu của cơ quan quân sự, công an, hải quan hoặc tàu do các cơ quan ấy thuê hay trưng dụng;
- Tàu đánh cá và chuyên chở cá đánh được;
- Tàu vào cảng để đợi chỉ thị của hãng, không lên xuống hàng hóa và đậu ở cảng không quá 48 tiếng đồng hồ;
- Tàu vào cảng để sửa chữa, lấy nguyên, nhiên, vật liệu và chỉ đậu trong thời gian cần thiết để làm các công việc ấy;
- Tàu vào cảng để tránh bão lớn.
- Tàu một chuyến lấy than phải vào cả hai cảng Hồng Gai và Cẩm Phả được miễn phí ở cảng vào sau.
Điều 10. – Hoa tiêu phí thu theo giá biểu dưới đây:
a) Từ trạm hoa tiêu vào: - Hải Phòng hay ngược lại - Hồng Gai hay ngược lại - Cẩm Phả hay ngược lại | 350đ | cho mỗi ton-nô trọng tải thực dụng | |
b) Từ Hồng Gai đi Cẩm Phả hay ngược lại | 100đ | nt | |
c) Từ Hồng Gai hay Cẩm phả đi Hải Phòng hay ngược | 500đ | nt | |
d) Từ trạm hoa tiêu vào vịnh Hạ Long (đảo La-Noix) hay ngược lại | 175đ | nt | |
e) Từ trạm hoa tiêu vào vịnh Hạ Long (đả La-Noix) tiếp đó đi Hải Phòng (tính luôn một chuyến) hay ngược lại | 450đ | nt | |
f) Rời chỗ đậu trong khu vực cảng | 50đ | nt | |
g) Ngoài vùng hoa tiêu theo lời yêu cầu của chủ tàu. | 6đ | cho mỗi ton-nô một hải lý |
Giá biểu trên đã tính cả tiền tàu đưa đón hoa tiêu.
Điều 11. – Hoa tiêu phí tính riêng cho lượt vào và lượt ra và căn cứ vào trọng tải thực dụng của tàu. Đối với tàu lái thì căn cứ vào trọng tải toàn phần. Trường hợp tàu lái có dắt xà-lan thì đánh vào số tổng cộng trọng tải của tàu lái với trọng tải của xà-lan.
Điều 12. – Mức trọng tải tối thiểu để tính hoa tiêu phí là 500 ton-nô, tàu không tới 500 ton-nô trả như tàu 500 ton-nô. Trường hợp tàu lại dắt xà-lan thì cộng trọng tải của tàu lái với trọng tải của xà lan rồi mới áp dụng mức tối thiểu 500 ton-nô.
Điều 13. – Nếu đúng giờ đã hẹn, tàu chưa đến địa điểm đón hoa tiêu hoặc chưa kịp chuẩn bị để rời cảng vì bất cứ lý do gì khiến cho hoa tiêu phải chờ đợi thì căn cứ vào thời gian chờ đợi mà tính tiền chờ đợi như sau:
- Dưới 1 tiếng đồng hồ: không phải trả.
- Trên 1 tiếng đồng hồ: 7.000đ cho mỗi giờ chờ đợi kể cả giờ đầu.
- Trên 6 tiếng đồng hồ: không tính giờ như trên mà tính 20% hoa tiêu phí.
Điều 14. – Nếu vì sóng gió lớn hoặc vì bất cứ lý do nào khác hoa tiêu dẫn tàu ra cảng không thể xuống tàu để trở về căn cứ mà phải theo tàu ra ngoài khu vực hoa tiêu, thuyền trưởng phải đỗ lại ở cảng gần nhất cho hoa tiêu xuống. Trong trường hợp này, tàu phải chịu mọi khoản phí tổn ăn, ngủ, vận chuyển cho hoa tiêu trở về căn cứ.
Điều 15. – Có hai giá biểu lái, dắt, hỗ trợ tàu ra vào cảng:
a) Giá tiền thuê giờ:
Tàu trọng tải toàn phần | đến | 500 | ton-nô | 30.000đ | 1 giờ | |
Tàu trọng tải từ | 501 | đến | 1.000 | ton-nô | 33.000đ | 1 giờ |
" | 1.001 | – | 1.500 | – | 36.000đ | – |
" | 1.501 | – | 2.000 | – | 40.000đ | – |
" | 2.001 | – | 2.500 | – | 47.000đ | – |
" | 2.501 | – | 3.000 | – | 54.000đ | – |
" | 3.001 | – | 4.000 | – | 81.000đ | – |
" | 4.001 | – | 5.000 | – | 94.000đ | – |
" | 5.001 | – | 6.000 | – | 138.000đ | – |
" | 6.001 | – | 8.000 | – | 177.000đ | – |
" | 8.001 | – | 10.000 | – | 234.000đ | – |
" | trên 10.000 | 279.000đ | – |
Trường hợp tàu buôn không có tài liệu chính xác về trọng tải toàn phần thì khoản phí tính theo số mã lực của tàu lái đã sử dụng:
- Tàu HC. 12 và HC. 15 mỗi mã lực 1 giờ 220đ
- Tàu HC. 5, HC. 6, HC. 7, HC. 8 – 110đ
- Tàu HC. 1, HC. 2, HC. 3, HC. 4, HC. 9 – 130đ
b) Giá biểu thuế ngày:
Tàu lái sử dụng | Giá thuê ngày | Giá mỗi giờ chạy máy |
(1) | (2) | (3) |
- HC. 12 - HC. 15 - HC. 1, HC. 2 - HC. 3, HC. 4, HC. 9 - HC. 5, HC. 6, HC. 7, HC. 8 | 200.000đ 230.000đ 120.000đ 100.000đ 60.000đ | 60.000đ 85.000đ 40.000đ 25.000đ 20.000đ |
Lái, dắt hay hỗ trợ tàu buôn ngoài phạm vi Cảng tính thêm 20%.
Giá biểu ở đoạn a) là giá biểu thuê giờ mặc dầu có hay không chạy máy.
Giá biểu thuê ngày ở đoạn b) cột 2 là giá biểu không chạy máy, giá chạy máy tính thêm (cột 3).
b) Trường hợp tàu buôn xin hủy việc thuê tàu hoặc thay đổi giờ làm việc thì:
- Nếu tàu lái chưa đốt lò: không phải trả tiền.
- Nếu tàu đã đốt lò nhưng chưa rời căn cứ: trả 1 giờ.
- Nếu tàu đã rời căn cứ đi đến nơi làm việc: trả theo thời gian tàu rời căn cứ.
Thời gian thuê tàu lái tính từ giờ tàu rời căn cứ đến giờ tàu trở về căn cứ sau khi đã làm xong nhiệm vụ. Trường hợp làm xong nhiệm vụ tàu đi phục vụ ngay ở nơi khác, không trở về căn cứ thì tính đến giờ làm xong công việc.
Điều 17. – Khoản phí buộc, cởi dây thu theo giá biểu dưới đây:
Trọng tải thực dụng của tàu | Buộc vào cầu | Cởi ở cầu | Buộc và cởi ở phao |
Tàu đến 1.000 ton-nô - từ 1.001 đến 2.000 ton-nô - từ 2.001 đến 3.000 ton-nô - trên 3.000 ton-nô | 11.000đ 22.000đ 36.000đ 44.000đ | 5.500đ 11.000đ 18.000đ 22.000đ | 22.000đ 44.000đ 72.000đ 88.000đ |
Điều 18. – Khoản phí mở, đóng hầm tàu theo giá biểu dưới đây:
a) Đóng, mở nắp hầm tàu:
- Tàu trọng tải thực dụng 500 ton-nô đến | 2.000đ | Cho mỗi lần mở hoặc đóng 1 nắp hầm | |
- " từ 501 ton-nô – 2.000 | – 4.000đ | ||
- " từ 2001 ton-nô – 4.000 | – 8.000đ | ||
- " trên – 4.000 | – 16.000đ |
Giá biểu trên gồm cả công việc đóng mở những cửa hầm thông với nhau và công việc chuẩn bị, thu dọn những nắp hầm để bốc xếp hàng.
b) Nhắc hay đặt xà ngang ở cửa hầm:
- Nếu kéo bằng cần trục của tàu:
Tàu trọng tải thực dụng đến 50 tôn-nô 3.000đ mỗi cửa hầm
" từ 51 đến 2.000 – 6.000đ -nt-
" trên 2.000 – 12.00đ -nt-
- Nếu kéo bằng cần câu của Cảng: giá biểu trên thêm 2.000đ.
Điều 19. – Bốc xếp hàng hóa ở Cảng gồm những công việc sau đây:
a) Hàng nhập:
- Hàng bốc vào kho, lán, bãi của Cảng rồi mới giao đi: công việc bắt đầu từ dỡ hàng trên tàu xuống, đưa về kho, bãi cho đến lúc bốc xếp lên xe cửa, ô-tô hoặc xuống xà-lan để giao cho người có hàng;
- Hàng giao thẳng cho chủ hàng: công việc bắt đầu từ dỡ trên tàu xuống, chuyển vận trong Cảng, xếp lên xe lửa, ô-tô hoặc xuống xà-lan để giao cho người có hàng;
- Nếu là đầu, công việc bắt đầu từ chuyển đầu ở tàu ra cho đến khi đổ vào bể chứa;
b) Hàng xuất:
- Hàng để ở kho, bãi, lán của Cảng: công việc bắt đầu từ bốc hàng do xe lửa, ô-tô hoặc xà-lan đưa đến Cảng, chuyển vận đến kho, bãi, lán cho đến khi xếp hàng lên tàu;
- Hàng đưa thẳng lên tàu: công việc bắt đầu từ bốc hàng do xe lửa, ô-tô hoặc xà-lan chuyển cho đến Cảng, chuyển vận rồi xếp lên tàu;
- Nếu là dầu, công việc bắt đầu từ lấy dầu ở bể chứa ra cho đến lúc đầu được rót xuống tàu.
Điều 20. – Giá biểu bốc xếp khoán ghi ở phụ bản gồm những khoản phí về những công việc sau đây:
a) Dỡ hàng ở trên tàu, trên xe lửa, ô-tô xuống, ở dưới xà-lan lên;
b) Chất hàng lên tàu, lên xe lửa, ô-tô hoặc xuống xà-lan;
c) Chuyển vận hàng hóa trong Cảng, từ kho ra bến, từ bến vào kho - chuyển vận trong kho, từ chỗ này ra chỗ khác;
d) Lót hàng, xếp hàng, đánh đống, dỡ đống, san hàng;
e) Đóng lại hòm, khâu lại bao bì, đánh dấu lại những kiện hàng bị xô lệch, hư hỏng trong khi bốc xếp;
f) Bốc xếp chuyển vận trong hầm tàu hoặc trong xe những vật liệu dùng để loát hàng;
g) Đóng mở cửa xe lửa, cửa thông trong hầm.
Điều 21. – Giá biểu bốc xếp khoán không gồm các khoản phí về những công việc sau đây:
a) Chuyển vận hàng bằng xe lửa (do đường sắt thu).
b) Chuyển vận đến tàu và xe những vật liệu, dụng cụ để chằng, buộc hàng, để đóng, mở cửa trên tàu và xe;
c) Bốc xếp những vật dụng ngăn cách hàng trên tàu;
d) Xếp lại những hàng hóa để lung tung; đánh đống và xếp lại hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng; xếp lài hàng trên tàu để lấp chỗ xếp hàng mới, theo yêu cầu của thuyền trưởng;
e) Đập nhỏ các thứ hàng đóng thành khối, súc các thứ hàng bị chảy để chuyên chở;
f) Quét dọn, tẩy uế tàu, xe.
Điều 22. – Giá biểu bốc xếp khoản tăng, giảm trong những trường hợp sau đây:
a) Bốc, xếp hàng nguy hiểm có hại cho sức khỏe
(chất nổ, hàng có a-xít, có chất độc) tăng 50%
b) Bốc xếp ở những hầm lạnh trong màu rét tăng 25%
c) Bốc xếp ngũ cốc để trong hầm tàu dầu tăng 20%
d) Dầu bốc lên hoặc rót xuống tàu bằng máy bơm của tàu giảm 50%
e) Bốc xếp không sử dụng đến cơ giới để vận chuyển và không đi xa quá 25m | Cột D và E (trong giá biểu bốc xếp) giảm 600đ. | |
f) Bốc hàng ở thuyền nhỏ dưới 20 tấn lên tàu hoặc xếp hàng xuống thuyền dưới 20 tấn | Cột C, D và E tăng 15% | |
g) Hàng ở trên tàu hốc thẳng xuống xà lan, boọc trọng tải từ 20 tấn trở lên hoặc hàng ở dưới xà lan, boọc trọng tải từ 20 tấn trở bốc lên tàu | Cột E giảm 600đ | |
h) Trường hợp trên nếu sử dụng xà lan, boọc, thuyền dưới 20 tấn. | Cột E giảm 600đ | |
i) Vịnh Hạ Long, hàng trên tàu bốc xuống xà-lan, boóc trọng tải từ 20 tấn trở lên hoặc hàng ở dưới xà lan, boọc trọng tải từ 20 tấn trở lên bốc lên tàu | Cột E giảm 600đ rồi tăng 15% | |
j) Cũng trường hợp trên nếu sử dụng xà-lan, boóc, thuyền trọng tải dưới 20 tấn. | Cột E giảm 600đ rồi tăng 40% | |
k) Bốc xếp các kiện hàng nặng dưới 1T5 phải sử dụng cần câu ô-tô | Cột C, D, E tăng 500đ | |
l) Tàu một từng hầm | Cột C, D và E giảm 20% | |
m) Cần câu của tàu phải dùng sức người kéo | Cột C, D, E tăng 20% | |
n) Hàng hóa đóng bánh phải cuốc, phá ra mới bốc xếp được | Cột C, D, E tăng 50% | |
o) Xếp hàng rời không bằng ben mà bằng thùng do người đội | Tăng 100% | |
p) Hàng đóng bao bì, mỗi bao bì nặng dưới 10kg | Cột C, D, E tăng 50% | |
q) Hàng hóa dài trên 10m | Cột C, D, E tăng 20% | |
r) Bốc xếp trong những hầm tàu ra vào khó khăn | Cột C, D, E tăng 25% | |
s) Chuyển hàng từ hầm này qua hầm khác trong tàu, hoặc từ tàu này qua tàu khác cập liền nhau | Cột A, B tăng 10% |
Trong những trường hợp tăng giảm theo tỷ lệ, phải trừ trước khoản vận chuyển (600đ cho cột C và E, 1.200đ cho cột D) rồi nhân số còn lại với tỷ lệ tăng giảm.
Điều 23. – Trường hợp làm khoán, nếu công nhân phải chờ đợi vì tàu chưa chuẩn bị xong cần câu, máy móc hoặc vì phải sửa chữa bao bì thì mỗi giờ chờ đợi người có hàng phải trả 100đ cho mỗi công nhân thường và 200đ cho mỗi công nhân chuyên nghiệp.
Nếu đưa công nhân đi bốc xếp ở vịnh Hạ Long thì thời gian đi đến nơi làm việc và thời gian trở về căn cứ coi như thời gian chờ đợi. Ngoài ra người có hàng phải trả tiền thuê phương tiện chuyên chở công nhân.
TIỀN THUÊ PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ BỐC DỠ VÀ CHUYÊN CHỞ
Điều 24. – a) Giá biểu thuê xuồng máy, cần câu, xà lan chở nước:
PHƯƠNG TIỆN | GIÁ THUÊ GIỜ | GIÁ THUÊ NGÀY | CƯỚC CHÚ | |
Mỗi ngày không | Mỗi giờ | |||
- Xuồng máy dưới 100m. 1. | 150đ 1 mã lực 1 giờ | 40.000đ | 8.000, | Cước chú chung Điều 16 cũng áp dụng cho việc thuê các phương tiện |
- Xuồng máy từ 100m. 1. trở lên | 180đ 1 mã lực 1 giờ | 60.000, | 24.000, | |
- Cần câu nổi | 120.000đ giờ đầu, 110.000đ những giờ sau | 220.000, | 80.000, | |
- Xà lan chở nước 50T | 60.000, | Trong giá biểu đã tính cả tiền thuê tàu lái và xuồng để dắt | ||
- Xà lan chở nước 100, | 80.000, | |||
- Xà lan chở nước 200, | 100.000, |
b) Giá biểu thuê cần câu ô-tô:
- Cần câu chạy điện sức cất 2T : 2.000đ 1/2 giờ
- Cần câu sức cất đến 3, : 2.500, –
- Cần câu sức cất đến 5, : 3.200, –
- Cần câu sức cất đến 6, : 6.000, –
- Cần câu sức cất đến 7, : 8.000, –
c) Giá biểu thuê máy nâng hàng : 3.000, 1/2 giờ
d) Giá biểu thuê máy ben xúc hàng rời: 3.000đ 1/2 giờ
e) Tắt-tơ chuyển hàng ngoài phạm vi Cảng: 1.200đ
f) Tiền thuê bạc:
Bạt dưới 24m2 mỗi ngày 1.000đ
Bạt từ 24m2 trở lên mỗi ngày 2.000đ
Điều 25. – Mỗi tấn hàng qua cân trong khi bốc xếp phải trả:
a) Kiện hàng nặng dưới 100kg 500đ 1 tấn
b) - nt - từ 100kg đến 1 tấn 1.000, -
c) - nt - trên 1 tấn 1.200, -
d) Than, quặng, ngũ cốc rời 200, -
Điều 26. – Khoản phí lưu kho, lưu bãi tính theo giá biểu dưới đây:
1 tấn lưu bãi 1 tấn lưu kho
- Ngày thứ 1 25đ 50đ
- – 2 65, 130,
- – 3 125, 250,
- – 4 215, 430,
- Từ ngày thứ 5 trở
đi mỗi ngày thu 100, 200,
Điều 27. – Đối với gỗ và các loại hàng mới xuất nhập, Cảng có thể cho thuê bãi, mỗi m2 một tháng tính 500đ.
Điều 28. – Hàng hóa nguy hiểm, hàng cồng kềnh khối lượng mỗi tấn quá 4m3 phải trả gấp đôi. Riêng đối với hàng nguy hiểm vì tính chất không thể để cùng một kho hoặc gần các thứ hàng khác thì chủ hàng phải trả tiền như đã chiếm cả kho hoặc cả khoang trống xung quanh hàng.
Điều 29. – Thời gian lưu kho, lưu bãi tính từ ngày bắt đầu đưa hàng vào kho, vào bãi đến ngày bắt đầu lấy hàng đi.
Phiếu xuất kho, xuất bãi làm từng ngày, theo khả năng chuyên chở của chủ hàng.
Điều 30. – Hàng để ngoài bãi nếu phải lót, đệm ở dưới và dùng bạt của Cảng để che mưa nắng thì khoản phí tính như hàng lưu kho.
Điều 31. – Hàng hóa trong một giấy khai lưu kho, lưu bãi, trọng lượng từ 100 tấn trở lên được hưởng thời gian ưu đãi như sau:
a) Từ 100 tấn đến 1.500 tấn | 3 ngày đối với hàng nhập | |
4 ngày đối với hàng xuất | ||
b) Trên 1.500 tấn đến 3.000 tấn | 6 ngày đối với hàng nhập | |
8 ngày đối với hàng xuất | ||
c) Trên 3.000 tấn | 9 ngày đối với hàng nhập | |
12 ngày đối với hàng xuất |
Suốt trong thời gian ưu đãi, Cảng áp dụng quá biểu ngày đầu.
Riêng gỗ, than, quặng, apatite được hưởng chế độ ưu đãi trong suốt thời gian để ở bãi.
Điều 32. – Hàng đã lấy đi rồi nhưng còn lớp chân thì khoản phí thì vẫn thư như hàng còn nguyên đống.
Điều 33. – Tiền quét hầm tàu thu theo giá biểu dưới đây:
Số hầm | Quét không | Quét có mùn cưa |
2 3 4 5 | 80.000đ 120.000, 160.000, 220.000, | 160.000đ 240.000, 320.000, 440.000, |
Trong giá biểu đã tính cả chổi và mùn cưa dùng để quét.
Điều 34. – Nước ngọt cung cấp cho tàu theo giá dưới đây:
a) Nước lấy ở vòi cứu hỏa, mỗi lần lấy tối thiểu là 20m3, 1.000đ 1m3, không đủ 20m3: cũng phải trả như lấy 20m3.
b) Nước ngọt do xà-lan đưa tới:
- Từ 1 đến 50m3: 2.000đ 1m3.
- Trên 50m3: 1.500đ 1m3.
Mỗi lần phải trả tối thiểu 100.000đ.
c) Nước ngọt cung cấp ở vịnh Hạ Long và Ninh tiếp mỗi m3: 4.500đ tối thiểu mỗi lần trả 300.000đ.
a) Tàu trọng tải thực dụng:
từ – – – – – – – – – – – – – | 101 151 201 251 301 401 501 751 1001 1251 1501 2001 2501 3501 | đến – – – – – – – – – – – – – – trên | 100 150 200 250 300 400 500 750 1000 1250 1500 2000 2500 3500 5000 5000 | ton-nô – – – – – – – – – – – – – – | : : : : : : : : : : : : : : : : | 31.000đ 41.000, 48.000, 63.000, 76.000, 100.000, 129.000, 165.000, 211.000, 251.000, 278.000, 295.000, 322.000, 341.000, 358.000, 390.000, | một lượt vào hay ra cảng |
b) Tàu không có trọng tải thực dụng đăng ký, đại lý phí thu như sau:
- tàu lái 40.000đ
- xà-lan 45.000đ
- các tàu bè khác 30.000đ
Điều 36. – Giá biểu trên tăng, giảm và miễn trong những trường hợp dưới đây:
a) Tàu không có hàng hoặc hàng không quá nửa trọng tải: giảm 50%.
b) Tàu chở quặng, apatite, phân bón, sắt rời, dầu, xăng, than: giảm 30%.
c) Tàu vào cảng chỉ lấy than, dầu để chạy máy, không lên xuống hàng: giảm 75%.
d) Tàu chở hai thứ hàng trở lên, cứ mỗi tập 500 giấy giao kèo chở hàng trả thêm 25% đại lý phí nhưng khoản trả thêm này không được quá 200% đại lý phí.
e) Tàu vào vịnh Hạ Long để tăng bo hàng trước khi vào cảng Hải Phòng trả thêm 20% đại lý phí.
f) Tàu một chuyến lấy than phải vào cả hai cảng Hồng Gai và Cẩm Phả được miễn đại lý phí ở cảng vào sau.
Điều 37. – Phụ thu và hoa hồng:
a) Những khoản chi vặt như tem thu, tiền gọi giây nói, gửi điện tín, lệ phí ngân hàng v.v... Đại lý thu theo số thực chi;
b) Mua thực phẩm, thuê giặt, là quần áo, ứng tiền mặt cho thuyền trưởng chi tiêu, ứng tiền để mua nhiên vật liệu và chuyên chở đến tàu, Đại lý phụ thu 5% vào số tiền ứng ra;
c) Đại lý thu tiền cước chuyên chở cho hãng tàu ủy nhiệm ăn hoa hồng 0,25% tiền cước nếu là hàng rời và 0,50% nếu là hàng đóng bao;
d) Đại lý bán vé hành khách ăn hỏa hồng 5% giá vé;
e) Đại lý xếp hàng liên vận ăn hỏa hồng 2,5% cước phí;
f) Đại lý tìm hàng chuyên chở cho tàu ăn hoa hồng 5% cước phí;
g) Trường hợp sửa chữa tàu, ngoài số tiền sửa chữa trả cho xưởng tàu, chủ tàu phải trả cho Đại lý tiền giấy tờ như sau:
- Tuần lễ thứ nhất 120.000đ
- Từ tuần lễ thứ 2 trở đi 60.000đ
(không đủ một tuần lễ không thu)
n) Đại lý phục vụ thủy thủ ốm nằm lại ở cảng thu.
- 30 ngày đầu lưu lại trên bờ: mỗi người 30.000đ.
- Những tháng sau: mỗi người 19.000đ
Tiền thuốc men và bệnh viện tình ngoài.
i) Đại lý cấp sao lục các chứng từ thanh toán theo lời yêu cầu của người ủy nhiệm sau khi đã thanh toán xong: mỗi bản sao 50đ.
Điều 38. – Nếu tiền đại lý ứng ra không được chủ tàu thanh toán trong hạn một tháng kể từ ngày nhận được bản thanh toán thì mỗi tháng chậm trễ, chủ tàu phải trả lãi 2% số tiền nợ.
A. - Bốc xếp hàng nặng.
a) Sử dụng cần câu nổi.
- Trọng lượng mỗi kiện hàng
– từ 1T5 đến 5T : 10.000đ 1T
– trên 5, đến 25T : 6.000đ
– trên 25, đến 50T : 4.000đ
– trên 50, đến 100T : 3.000đ
b) Sử dụng cần câu ô-tô
Sử dụng Sử dụng Sử dụng
1 2 3
cần câu cần câu cần câu
- Trọng lượng mỗi kiện hàng
- từ 1T5 đến 5T 1.000đ
- trên 5, – 10T 800đ 1.800đ
- trên 10, – 20T 700đ 1.600đ 2.400đ
B. Bốc rót than nội địa ở cảng Hải Phòng.
LOẠI THAN | Từ thuyền lên bãi (1 tấn) | Từ bãi lên toa |
- Than cám - Than dón - Than con gái, criblé - Than bùn, than luyện | 1.170đ 1.170đ 1.570đ 1.680đ | 600đ 790đ 790đ 1.200đ |
Giá biểu trên kể cả vận chuyển trong đoạn đường 25m, nếu vận chuyển trên 25m, tính thêm khoản phí vận chuyển (600 đồng một tấn hàng).
C. - Giá biểu khoán bốc xếp các loại hàng hóa
Số thứ tự | Xếp từ cầu xuống hầm tàu | Bốc từ hầm tàu lên cầu | Bốc xếp từ hầm tàu chuyển đến kho hay ngược lại | Bốc dỡ từ hầm tàu chuyển vận vào kho rồi bốc xếp lên ô tô, xe lửa xà lan hoặc ngược lại | Bốc dỡ từ hầm tàu chuyển vận và xếp thẳng lên xe lửa, ô tô, xà lan | |
A | B | C | D | E | ||
1 | Ngũ cốc, muối để rời trong hầm tàu | 520đ | 1.040đ | 1.780đ | 3.560đ | 1.780đ |
2 | Than cám, than không sàng, cát | 550, | 1.100, | 1.800, | 3.600, | 1.800, |
3 | Than criblé, coke, quặng, quặng kim khí, vôi, gạch, ngói, đá để xay, thạch cao v.v... | 400, | 800, | 1.430, | 2.860, | 1.430, |
4 | Kim khí và máy óc (không phân biệt cách đóng bao bì) | 990, | 990, | 2.340, | 4.680, | 2.340, |
5 | Kim khí vụn đổ đóng xuống hầm tàu | 570, | 1.140, | 2.000, | 4.000, | 2.000, |
6 | Gỗ cây, gỗ phiếu, gỗ thanh | 1.730, | 1.730, | 4.030, | 8.060, | 4.030, |
7 | Gỗ chống lò, gỗ ván, tre nứa, sản phẩm bằng gỗ tre, nứa | 620, | 620, | 1.450, | 2.900, | 1.450, |
8 | Hàng rời đổ xuống hầm, không đóng bao bì (khô đầu, khô lạc, sản phẩm bằng bê tông | 879, | 870, | 2.060, | 4.120, | 2.060, |
9 | Hàng đóng vào bình sành, bình thủy tinh, bình sức, đồ bằng sành, bằng sứ, bằng thủy tinh, đồ cách điện, bóng thủy tinh | 990, | 990, | 2.320, | 4.640, | 2.320, |
10 | Hàng đóng vào bao vải thô, bao giấy, bao rơm, bao cói, như là hạt, sản phẩm thiên nhiên, khô, ciment, đường, muối, phốt phát, bưu phẩm, bưu kiện v.v... | 520, | 520, | 1.210, | 2.420, | 1.210, |
11 | Hàng đóng hòm gỗ, hòm sắt, hàng đựng trong hộp, bìa cứng, đồ chưng bày triển lãm | 440, | 440, | 1.540, | 3.080, | 1.540, |
12 | Hàng đóng trong thùng gỗ, thùng sắt | 520, | 520, | 1.220, | 2.440, | 1.220, |
13 | Hàng đóng dành, đóng sọt, đóng thùng | 820, | 820, | 1.940, | 3.880, | 1.940, |
14 | Hàng đóng bồ như miến, chỉ bông, đồ dệt bằng bông, bông xe, con sợi, túi vải thô, cao su sống, giấy báo, giấy đóng cuộn v.v... | 730, | 730, | 1.680, | 3.360, | 1.680, |
15 | Súc vật không đóng chuồng như bò, ngựa, la, lừa, dê, cừu, lợn v.v... | 470, | 470, | 1.090, | 2.180, | 1.090, |
16 | Vỏ thùng, vỏ hộp, thúng không, bình không, sọt không, thúng mắt cào không v.v... | 480, | 480, | 1.120, | 2.240, | 1.120, |
17 | Hàng hóa nhẹ, cồng kềnh như bông thừa, nút chai, ấm giỏ, giấy vụn, đồ mỹ nghệ, và các hàng khác khối lượng mối tấn trên 4m3 | 1.020, | 1.020, | 2.390, | 4.780, | 2.390, |
18 | Dầu chở trong hầm tàu như dầu xăng, dầu thảo mộc, đầu máy, mazont | 310, | 620, | 1.070, | 2.140, | 1.070, |
Nghị định 64-NĐ năm 1957 ban hành bản quy định tạm thời các khoản phí thu ở các Cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành
- Số hiệu: 64-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/03/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Lê Dung
- Ngày công báo: 10/04/1957
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/04/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định