Chương 1 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Điều 1. Chủ đề trong Bộ pháp điển
Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.
Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển.
Điều 2. Đề mục trong Bộ pháp điển
1. Đề mục là bộ phận cấu thành của chủ đề, trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
2. Tên gọi của đề mục là tên gọi của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội thuộc chủ đề.
3. Theo tên gọi của từng đề mục, các đề mục trong mỗi chủ đề được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và được đánh số theo chữ số Ả Rập, bắt đầu từ số 1. Trường hợp bổ sung đề mục thì đề mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau đề mục cuối cùng đã có trong chủ đề.
4. Cấu trúc của đề mục được xây dựng theo bố cục của văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
Việc bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục được thực hiện theo quy định tại
Điều 3. Phần, chương, mục trong Bộ pháp điển
1. Phần, chương, mục là bộ phận cấu thành của đề mục, chứa đựng các điều của Bộ pháp điển.
2. Tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục trong đề mục là tên gọi và số thứ tự của phần, chương, mục trong văn bản có tên gọi được sử dụng làm tên gọi của đề mục.
3. Trường hợp bổ sung phần, chương, mục thì phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất trong đề mục. Tên gọi của phần, chương, mục bổ sung là một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của phần, chương, mục.
Điều 4. Điều trong Bộ pháp điển
1. Điều trong Bộ pháp điển là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
2. Tên gọi của điều trong Bộ pháp điển là tên gọi của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
3. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm:
a) Số thứ tự của chủ đề;
b) Số thứ tự của đề mục;
c) Ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển;
d) Số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, nếu có;
đ) Số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
4. Ký hiệu về hình thức của văn bản như sau:
a) Luật của Quốc hội là LQ;
b) Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là PL;
c) Lệnh của Chủ tịch nước là LC;
d) Quyết định là QĐ;
đ) Nghị định của Chính phủ là NĐ;
e) Nghị quyết là NQ;
g) Nghị quyết liên tịch là NL;
h) Chỉ thị là CT;
i) Thông tư là TT;
k) Thông tư liên tịch là TL.
5. Số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được ghi bằng chữ số Ả Rập, theo thứ tự về thời gian ban hành, bắt đầu từ số 1.
6. Số của điều trong Bộ pháp điển gồm các thành phần quy định tại Khoản 2 Điều này và được sắp xếp theo trật tự sau: Số thứ tự của chủ đề; dấu chấm; số thứ tự của đề mục; dấu chấm; ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển; dấu chấm; số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); dấu chấm; số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển; dấu chấm.
Điều 5. Ghi chú trong Bộ pháp điển
1. Ghi chú là việc ghi rõ số thứ tự của điều trong văn bản được pháp điển; số, ký hiệu, tên, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và thời điểm có hiệu lực của văn bản.
2. Tại điều đầu tiên của mỗi văn bản được pháp điển thì phải ghi chú đầy đủ các thành phần quy định tại Khoản 1 Điều này; đối với các điều tiếp theo, thì chỉ ghi chú số thứ tự của điều; số, ký hiệu, thời điểm có hiệu lực của văn bản. Trường hợp nội dung của điều trong văn bản được pháp điển bị sửa đổi, bổ sung thì bổ sung phần ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của văn bản.
3. Ghi chú được đặt trong ngoặc đơn ở dòng kế tiếp sau dòng về tên gọi của điều trong Bộ pháp điển bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của điều được ghi chú.
Điều 6. Chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
1. Chỉ dẫn là việc chỉ ra các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển có nội dung liên quan trực tiếp đến nhau.
2. Tùy từng trường hợp, việc chỉ dẫn được thực hiện giữa các đề mục, phần, chương, mục hoặc điều của Bộ pháp điển.
3. Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, ngay sau nội dung được chỉ dẫn bằng chữ in nghiêng, có cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ của nội dung được chỉ dẫn.
4. Căn cứ kết quả xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau do cơ quan thực hiện pháp điển thực hiện theo quy định tại
Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- Số hiệu: 63/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 399 đến số 400
- Ngày hiệu lực: 15/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Chủ đề trong Bộ pháp điển
- Điều 2. Đề mục trong Bộ pháp điển
- Điều 3. Phần, chương, mục trong Bộ pháp điển
- Điều 4. Điều trong Bộ pháp điển
- Điều 5. Ghi chú trong Bộ pháp điển
- Điều 6. Chỉ dẫn trong Bộ pháp điển
- Điều 7. Đề nghị xây dựng đề mục
- Điều 8. Thu thập văn bản
- Điều 9. Nội dung không pháp điển
- Điều 10. Xử lý, kiến nghị xử lý các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế
- Điều 11. Pháp điển các quy phạm pháp luật để xây dựng đề mục
- Điều 12. Bổ sung phần, chương, mục
- Điều 13. Xác định các quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau
- Điều 14. Đề nghị thẩm định, ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục
- Điều 15. Kiểm tra kết quả pháp điển theo đề mục
- Điều 16. Xác định quy phạm pháp luật mới ban hành
- Điều 17. Pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành
- Điều 18. Đề nghị cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành
- Điều 19. Kiểm tra, cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới ban hành
- Điều 20. Đề xuất và phân công xây dựng đề mục mới
- Điều 21. Thực hiện pháp điển, thẩm định, cập nhật đề mục mới