Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý). Nội dung của phương án tự chủ tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại Nghị định này.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công có đơn vị sự nghiệp trực thuộc
a) Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính báo cáo đơn vị sự nghiệp công cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý cấp trên.
b) Đơn vị sự nghiệp công cấp trên xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị (không bao gồm phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đã quy định tại điểm a khoản này) gửi cơ quan quản lý cấp trên.
3. Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất (không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công tại điểm a khoản 2 Điều này), cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định và xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp tại thời điểm thẩm định phương án tự chủ tài chính xác định được kinh phí đặt hàng cho đơn vị); dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính, cơ quan tài chính ở địa phương theo phân cấp) xem xét, có ý kiến.
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; phê duyệt dự toán kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) cho các đơn vị theo phương án tự chủ tài chính năm đầu thời kỳ ổn định.
4. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các bộ, cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 (trừ đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, không có nguồn thu sự nghiệp) theo lộ trình như sau:
a) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sang đơn vị nhóm 2; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước;
b) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước;
c) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
5. Đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị nhóm 1 hoặc nhóm 2 tiếp tục thực hiện theo các quy định về cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định này; không được điều chỉnh phân loại sang đơn vị nhóm 3 hoặc nhóm 4 trong giai đoạn ổn định phân loại 05 (năm) năm hoặc sau giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, trừ trường hợp bất khả kháng do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, dịch bệnh) hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật dẫn đến biến động nguồn thu của đơn vị và làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính.
Đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để triển khai việc giao đất đai, tài sản công theo quy định của pháp luật liên quan.
6. Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- Số hiệu: 60/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/06/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Minh Khái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 653 đến số 654
- Ngày hiệu lực: 15/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 5. Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 6. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 7. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 8. Quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 9. Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
- Điều 10. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên
- Điều 11. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 12. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 13. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 15. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 16. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 17. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 18. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 19. Nguồn tài chính của đơn vị
- Điều 20. Chi thường xuyên giao tự chủ
- Điều 21. Chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Phân phối kết quả tài chính trong năm
- Điều 23. Mở tài khoản giao dịch
- Điều 24. Huy động vốn và vay vốn tín dụng
- Điều 25. Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết
- Điều 26. Tự chủ sử dụng nguồn tài chính
- Điều 27. Phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị nhóm 3
- Điều 28. Phân loại mức độ tự chủ tài chính của Trung tâm y tế đa chức năng
- Điều 29. Điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 30. Tự chủ tài chính
- Điều 31. Tự chủ tài chính của đại học vùng
- Điều 35. Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công
- Điều 36. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 38. Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công
- Điều 39. Áp dụng quy định của Nghị định này đối với các đối tượng khác
- Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 41. Hiệu lực thi hành