Điều 17 Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Điều 17. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có 100 lao động thì bầu ít nhất là 50 đại biểu;
b) Đối với doanh nghiệp có từ 101 đến dưới 1000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm a Khoản 1 Điều này, cứ 100 lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu;
c) Đối với doanh nghiệp có 1000 lao động thì bầu ít nhất là 100 đại biểu;
d) Đối với doanh nghiệp có từ 1001 đến dưới 5000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm c Khoản 1 Điều này, cứ 1000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu;
đ) Đối với doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên thì bầu ít nhất là 200 đại biểu.
2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:
a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;
b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;
c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.
Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Số hiệu: 60/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 389 đến số 390
- Ngày hiệu lực: 15/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 5. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc
- Điều 6. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
- Điều 7. Nội dung người lao động tham gia ý kiến
- Điều 8. Nội dung người lao động quyết định
- Điều 9. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 10. Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 11. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 12. Quy trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 13. Đối thoại khi một bên có yêu cầu
- Điều 14. Tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 15. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 16. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
- Điều 17. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
- Điều 18. Nội dung hội nghị người lao động
- Điều 19. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
- Điều 20. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động