Điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
1. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động quy định tại
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;
b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;
c) Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;
d) Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;
c) Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Số hiệu: 60/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 389 đến số 390
- Ngày hiệu lực: 15/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 5. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc
- Điều 6. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
- Điều 7. Nội dung người lao động tham gia ý kiến
- Điều 8. Nội dung người lao động quyết định
- Điều 9. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 10. Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 11. Số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 12. Quy trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 13. Đối thoại khi một bên có yêu cầu
- Điều 14. Tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 15. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 16. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
- Điều 17. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
- Điều 18. Nội dung hội nghị người lao động
- Điều 19. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
- Điều 20. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động