Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC | VIỆT |
Số: 596-NĐ | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 1956 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Chiếu sắc lệnh số 119-SL, ngày 9-7-1946 thành lập Bộ Giáo dục;
Chiếu thông tư số 49-TT-TKV ngày 30-10-1951 quy định tổ chức trường phổ thông 9 năm;
Chiếu nghị định số 2 ngày
Chiếu nghị định số 1027 -TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh nền Giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành quy chế trường phổ thông 10 năm kèm theo nghị định này.
Điều 2: Những thể lệ trái với bản quy chế trường phổ thông 10 năm đều hủy bỏ.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
Điều 2: Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học.
- Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4.
- Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7.
- Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10.
Lớp vỡ lòng chưa sát nhập vào hệ thống trường phổ thông 10 năm. Riêng đối với miền núi, để bảo đảm trình độ kiến thức cho học sinh, thời hạn học tại cấp 1 là 5 năm (không kể lớp vỡ lòng).
Điều 3: - Năm học gồm 9 tháng và chia làm 4 học kỳ:
- Học kỳ 1 từ 1 – 9 đến 30-10 (2 tháng).
- Học kỳ 2 từ 2 – 11 đến 31-10 (2 tháng).
- Học kỳ 3 từ 4 – 1 đến 2-3 (2 tháng).
- Học kỳ 4 từ 5 – 3 đến 31-5 (3 tháng).
Nếu ngày khai giảng học kỳ trùng vào ngày nghỉ, thì ngày khai giảng lùi lại ngày hôm sau.
Các trường phổ thông nghỉ hè từ 1-6 đến 30-8 mỗi năm (3 tháng).
Điều 4: - Ngoài nghỉ hè, các trường phổ thông còn được nghỉ vào những dịp sau:
- Những ngày lễ Quốc khánh và tôn giáo;
- Tết nguyên đán dương lịch và âm lịch.
Mỗi năm Bộ Giáo dục sẽ ấn định trước vào đầu năm, lịch những ngày nghỉ áp dụng chung cho tất cả các trường phổ thông.
Điều 5: Nghỉ mùa không đặt thành nguyên tắc nghỉ áp dụng cho cho tất cả các trường phổ thông.
Mỗi năm Sở hay Ty Giáo dục có thể tùy hoàn cảnh và yêu cầu của mỗi địa phương, đề nghị với Ủy ban hành chính thành phố hay tỉnh quyết định cho các trường ở địa phương nghỉ một thời gian vào vụ gặt hái và báo cáo lên Khu Giáo dục và Nha Giáo dục phổ thông.
Thời gian nghỉ mùa nhiều nhất là 10 ngày.
Điều 6: Trường phổ thông đều gọi thống nhất như sau:
- Trường phổ thông cấp 1: là trường có từ lớp 1 đến lớp 4.
- Trường phổ thông cấp 2: là trường đã có từ lớp 5 đến lớp 7.
- Trường phổ thông cấp 3: là trường đã có từ lớp 8 đến lớp 10.
Điều 7: Trường phổ thông 10 năm là trường có tính chất liên tục và thống nhất.
Việc tổ chức trường phổ thông thành một trường có riêng các lớp cấp 2 hoặc có riêng các lớp cấp 3, chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt được Khu Giáo dục duyệt y.
Điều 10: - Số học sinh nhiều nhất được thu nhận vào mỗi lớp là:
Cấp
Cấp 2 và
Trong trường hợp tại địa phương số học sinh đông và trường lớp còn quá thiếu thốn, trường có thể tạm thời nhận thêm quá mức số học sinh định trên và nhiều nhất là thêm 10 học sinh cho mỗi lớp.
NHẬN HỌC SINH VÀO HỌC VÀ THÔI HỌC
Điều 11: Hạn tuổi vào học các lớp ấn định như sau:
a. Đối với học sinh miền xuôi:
- Lớp 1: từ 7 tuổi chẵn đến 11 tuổi chẵn tính đến ngày khai giảng năm xin học.
- Lớp 2: 8 - 12 - -
- Lớp 3: 9 - 13 - -.
- Lớp 4: 10 - 14 - -.
- Lớp 5: 11 - 15 - -.
- Lớp 6: 12 - 16 - -.
- Lớp 7: 13 - 17 - -.
- Lớp 8: 14 - 18 - -.
- Lớp 9: 15 - 19 - - .
- Lớp 10: 16 - 20 - -.
Đối với nữ sinh miền xuôi, hạn tuổi nhiều nhất tại mỗi lớp nói trên được gia thêm 1 tuổi.
b. Đối với học sinh miền núi:
- Hạn tuổi nhiều nhất trên được gia thêm tại mỗi lớp:
- 2 tuổi đối với nam sinh miền núi.
- 3 tuổi đối với nữ sinh miền núi.
c. Việc áp dụng hạn tuổi trên.
- Hạn tuổi trên áp dụng ngay bắt đầu từ niên học 1956 – 1957 đối với học sinh mới xin vào học lớp 1 phổ thông.
Thể lệ cũ về hạn tuổi vẫn được tiếp tục áp dụng đối với học sinh hiện đang theo học trước ngày ban hành bản quy chế này tại các trường phổ thông 9 năm và trung, tiểu học cho đến khi những học sinh này học hết bậc phổ thông 10 năm.
Giữa niên học, trường có thể nhận học sinh được phép chuyển trường, nếu trường có chỗ để thu nhận thêm.
Điều 14: Muốn xin và học một trường phổ thông, học sinh phải nộp:
- 1 đơn xin học do phụ huynh học sinh hay người đỡ đầu đứng xin.
- 1 giấy khai sinh hay bản sao.
- Học bạ hay giấy chứng nhận học lực nếu xin vào học từ lớp 2 trở lên. Học sinh xin vào học lớp 1 phải đã biết đọc và biết viết.
Trường chịu trách nhiệm ghi tóm tắt lý lịch và quá trình học tập của học sinh tại các lớp trong trường vào quyển sổ này. Khi học sinh xin thôi học, trường sẽ xóa ngay tên trong sổ danh bộ và ghi vào sổ này:
- Tóm tắt nhận xét về học sinh trong thời gian theo học tại trường.
- Lý do xin thôi học.
Khi học sinh xin thôi học, trước khi giao trả học bạ cho học sinh, trường sẽ ghi vào quyển sổ này:
- Nhận xét về quá trình học tập của học sinh tại trường.
- Lý do cho phép học sinh xin thôi học.
Chương trình mỗi lớp chia làm nhiều giờ học. Thời gian của mỗi giờ học là 50 phút. Mỗi giờ học dạy 1 bài ở các lớp cấp II, III và ở 2 lớp 3, 4 cấp 1. Ở các lớp 1, 2 dạy 2 bài mỗi bài 25 phút.
Sau mỗi giờ học, học sinh được nghỉ 10 phút. Riêng tại các lớp 1, 2 phổ thông, giữa mỗi giờ học sẽ cho học sinh nghỉ tại chỗ từ 3 đến 5 phút.
Học sinh cấp II, III học mỗi tuần lễ 6 ngày, mỗi ngày chia làm 2 buổi và nghỉ ngày chủ nhật.
Trường học nào thiếu trường sở sẽ tổ chức cho các lớp học 2 buổi xen kẽ.
Một trường tổ chức cho các lớp học mỗi ngày một buổi phải có lý do chính đáng được Khu Giáo dục duyệt y.
- Kiểm tra kết quả học tập từng thời kỳ: Mỗi lớp sẽ có những hình thức kiểm tra thật nhẹ nhàng thích hợp với mỗi lớp.
- Thi lên lớp: Ở mỗi lớp, những học sinh kém chưa đủ tiêu chuẩn để nhà trường xét định ngay việc lên lớp vào cuối năm học, sẽ phải qua kỳ thi lên lớp mở vào đầu niên học mới.
- Thi hết cấp: Học sinh học hết lớp 4 và lớp 7 sẽ qua kỳ thi hết cấp.
- Thi tốt nghiệp: Hoc sinh học hết lớp 10 sẽ qua kỳ thi tốt nghiệp bậc học phổ thông.
Quy chế lên lớp và quy chế các kỳ thi nói trên sẽ ấn định trong những văn bản riêng.
VIỆC CHUYỂN TIẾP SANG HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
- Học sinh trường nào sẽ chuyển sang hệ thống mới ngay tại trường ấy.
- Học sinh học ở hệ thống cũ đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp ấy.
Nha Giáo dục phổ thông phụ trách ấn định kế hoạch cụ thể và chi tiết về việc chuyển tiếp học sinh các lớp nói trên.
Các trường tư thục vẫn được hưởng những điểm châm chước về hạn tuổi nhiều nhất của học sinh và về số giờ giảng dạy nhiều nhất của giáo viên đã quy định trong điều 13 của nghị định số 2 ngày 11-1-1956 về thể lệ mở trường tư thục.
- 1Quyết định 202/QĐ năm 1962 về việc định quy chế lên lớp cho học sinh Trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 2Nghị định 192-NĐ năm 1958 quy định thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trường phổ thông áp dụng từ niên học 1957-1958 do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
- 3Nghị định 336-NĐ năm 1957 về thể lệ tổ chức thi hết cấp 2 Trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 4Nghị định 002-NĐ năm 1956 ban hành thể lệ mở trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 5Nghị định 1027-TTg năm 1956 về bản chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng ban hành
- 6Sắc lệnh số 119 về việc tổ chức Bộ Quốc gia giáo dục do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 7Luật Giáo dục 1998
Nghị định 596-NĐ năm 1956 về việc Ban hành quy chế trường phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 596-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/08/1956
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra