BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 002-NĐ | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1956 |
BAN HÀNH THỂ LỆ VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG TƯ THỤC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Chiếu Sắc lệnh số 119 ngày 09-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu Quyết định số 609-TTg ngày 04-11-1955 của Thủ tướng Phủ về việc cho phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. – Thể lệ này sẽ áp dụng từ ngày ban hành Nghị định.
Điều 3. – Những thể lệ trái với bản thể lệ kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
Các trường tư thục có thể có một hay nhiều lớp, và bất cứ có một hay nhiều lớp, đều phải theo đúng thể lệ này.
Những cá nhân hoặc những tổ chức, sau khi được cấp giấy phép mở trường tư thục, thì được hoạt động và được bảo hộ theo luật lệ của Nhà nước.
Điều 4. – Thể lệ này không áp dụng cho:
- Những xưởng thợ mà người chủ xưởng nhận, ngoài những thợ chuyên môn, một số người đến tập nghề.
- Những trường chuyên dạy về giáo lý, kinh bổn của các tổ chức tôn giáo chỉ nhằm mục đích duy nhất là truyền bá đạo giáo.
Điều 5. – Các trường tư thục có nhiệm vụ:
a) Giảng dạy theo đúng tinh thần, đường lối giáo dục của Chính phủ, áp dụng đúng và dạy đủ chương trình học và thi hành những chỉ thị của Bộ Giáo dục và cơ quan Giáo dục địa phương về quy chế tổ chức nhà trường cũng như về nội dung giảng dạy.
b) Luôn luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục.
c) Tuân theo luật lệ vệ sinh chung về trường học, luật lệ lao động đối với giáo viên và công nhân viên nhà trường. Luật lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp.
d) Thường lệ báo cáo với các cấp chính quyền và giáo dục trực thuộc về mọi hoạt động của nhà trường, chịu sự kiểm soát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan chính quyền, giáo dục và Y tế địa phương.
Những công chức đang làm việc với Chính phủ không được phép đứng ra xin mở, hoặc xin làm hiệu trưởng trường tư thục.
Điều 15. Muốn xin mở trường, phải nộp những giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin phép mở trường trong đó người xin phép cam đoan thi hành đầy đủ nhiệm vụ của một trường tư thục do bản thể lệ này quy định:
b) Một tờ khai ghi rõ: Tên trường – Ngành học – cấp học – vị trí trường sở - số nhân viên nhà trường - số lớp học – số phòng thí nghiệm - số phòng dùng làm ký túc xá – phương tiện dùng vào việc mở trường (nhà cửa, đất đai, v.v....).
c) Cùng những giấy tờ cần thiết khác như:
1 - Bản phác họa trường sẽ ghi rõ các bề (dài, rộng, cao) của các phòng dùng làm lớp học, phòng thí nghiệm, ký túc xá, v.v....
2 - Hồ sơ của hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
3 - Tờ khai giá biểu học phí các lớp.
4 - Bản sao các hợp đồng có liên quan đến việc mở trường đang thực hiện với nhân viên, chủ nhà, chủ đất, chủ cho thuê dụng cụ, chủ nợ, v.v....
5 - Bản sao điều lệ của tổ chức (nếu là một tổ chức xin mở trường)
Tất cả những giấy tờ sao lục phải được chính quyền địa phương nhận thực.
Điều 19. Trong quá trình mở trường:
a) Nếu muốn di nhượng, di chuyển, mở thêm quá số lớp đã ấn định trong giấy phép, thay đổi cấp học, tên trường, đều phải báo trước cho cơ quan hành chính đã cấp giấy phép, nộp đủ các chứng từ về những sự thay đổi và sau khi được chuẩn Y tế mới được phép thi hành.
b) Nếu muốn thay đổi hiệu trưởng, giáo viên, công nhân viên đều phải báo trước cho cơ quan Giáo dục đã cấp giấy phép, nộp đủ hồ sơ và sau khi được chuẩn Y tế mới được phép hoạt động.
c) Nếu xảy ra cháy hay mất giấy phép mở trường hay dạy học, đương sự phải trình cơ quan Công an hay chính quyền địa phương. Sau 7 ngày kể từ ngày trình đương sự sẽ mang giấy tờ chứng nhận đã trình báo đến cơ quan đã cấp giấy phép cho mình để xin cấp giấy phép khác.
THẨM QUYỀN CHO PHÉP MỞ TRƯỜNG, LỚP TƯ THỤC
Điều 21. Ủy ban Hành chính các cấp sau đây có quyền cho phép mở các trường, lớp tư dạy văn hóa;
- Cấp vỡ lòng. Ủy ban Hành chính xã cho phép nhưng phải báo cáo lên Ủy ban Hành chính huyện và Ty Giáo dục tỉnh;
- Cấp mẫu giáo, tiểu học và cấp I. Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố cho phép.
- Cấp 2 hay trung học đệ nhất cấp: Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố cho phép nhưng phải báo cáo lên Ủy ban Hành chính khu và Khu Giáo dục;
- Cấp 3 hay trung học đệ nhị cấp: Ủy ban Hành chính khu cho phép nhưng phải báo cáo lên Bộ Giáo dục (Nha Giáo dục phổ thông).
1. – Cảnh cáo.
2. – Thu hồi hẳn hoặc tạm thời giấy phép mở trường, làm hiệu trưởng hay dạy học.
Điều 24. Những cá nhân hay tổ chức nào:
- Mở trường hay dạy học không có giấy phép, hoặc đã bị thu hồi giấy phép mà vẫn tiếp tục hoạt động;
- Có những hành động đầu cơ hay gian lậu về giấy phép mở trường hay dạy học cũng sẽ bị thi hành kỷ luật nói trong điều 23 trên. Nếu xét có hành động phạm pháp nặng, sẽ đưa truy tố trước Tòa án.
Qua một thời hạn do Bộ Giáo dục ấn định, các trường chưa kê khai lại để xin cấp giấy phép mới mà vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ áp dụng kỷ luật nói trong các điều 23 và 24 trên về việc mở trường không có giấy phép.
Điều 27. Thể lệ này có hiệu lực tại từng tỉnh kể từ ngày công bố thi hành ở tỉnh đó.
Những chi tiết thi hành thể lệ này do Bộ Giáo dục quy định.
- 1Nghị định 94-NĐ năm 1956 về thể lệ mở trường tư thục Hoa kiều do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 2Sắc lệnh số 119 về việc tổ chức Bộ Quốc gia giáo dục do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 3Nghị định 770-NĐ năm 1957 sửa đổi Nghị định 80-NĐ về ấn định điều kiện làm hiệu trưởng và giáo viên tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
Nghị định 002-NĐ năm 1956 ban hành thể lệ mở trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- Số hiệu: 002-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/01/1956
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 11/01/1956
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định