Điều 6 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
Điều 6. Thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải
1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải;
b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền quy định tại
d) Thời hạn cho thuê;
đ) Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
e) Điều kiện cho thuê;
g) Khả năng thu hồi vốn đầu tư;
h) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê;
i) Hình thức lựa chọn bên thuê;
k) Hình thức hợp đồng;
l) Thời gian tổ chức lựa chọn bên thuê khai thác.
2. Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đang được đầu tư xây dựng, trước khi đưa vào sử dụng, người cho thuê phải lập phương án cho thuê.
Điều 30. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan phê duyệt phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.
2. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó phê duyệt nhưng không được thấp hơn giá đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
3. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được xác định trên cơ sở các nội dung chính sau đây:
a) Giá thu cố định là giá tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao tài sản hàng năm, tiền trả nợ vay và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê và các chi phí khác theo quy định. Thời gian sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng để tính giá cho thuê tối đa là 50 năm. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng không thấp hơn giá thu cố định;
b) Giá thu thay đổi là giá thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm;
c) Giá trị tài sản cho thuê;
d) Đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê;
đ) Điều kiện cho thuê;
e) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
g) Các điều kiện cần thiết khác.
4. Bên cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm trình cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh giá cho thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Định kỳ 05 năm một lần;
b) Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trên 15%/năm;
c) Các trường hợp khác do bên cho thuê hoặc bên thuê đề xuất và được cơ quan quyết định đầu tư chấp thuận.
Điều 31. Điều kiện lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
Bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 86 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Có kinh nghiệm quản lý khai thác cảng biển.
3. Có đủ nhân lực để quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng sẽ thuê.
4. Có giá thuê cao nhất và không thấp hơn giá cho thuê trong phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã được phê duyệt.
Điều 32. Hình thức lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Hình thức, trình tự, thủ tục lựa chọn bên thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Giao thông vận tải xây dựng, ban hành mẫu các hồ sơ về đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.
Điều 33. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được thực hiện theo hợp đồng do hai bên thỏa thuận ký kết. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được xây dựng trên cơ sở kết quả lựa chọn bên thuê đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.
2. Hợp đồng cho thuê bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê;
b) Tên, địa chỉ, số tài khoản bên thuê;
c) Mục đích thuê;
d) Thời hạn cho thuê;
đ) Giá cho thuê và điều kiện, phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê;
g) Danh mục tài sản cho thuê;
h) Điều kiện, trình tự điều chỉnh hợp đồng cho thuê;
i) Giải quyết tranh chấp.
Điều 34. Sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được ưu tiên sử dụng vào các mục đích, chi phí sau đây:
a) Hoàn trả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;
b) Duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng là tài sản cho thuê thuộc trách nhiệm của bên cho thuê;
c) Nâng cấp, cải tạo, mở rộng kết cấu hạ tầng cảng biển;
d) Đầu tư xây dựng mới bến cảng, cầu cảng và các mục đích khác để phát triển ngành hàng hải;
đ) Chi phí lập phương án và tổ chức lựa chọn bên thuê;
e) Chi phí của bên cho thuê trong hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;
g) Các mục đích và chi phí hợp lý khác.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về cơ chế tài chính thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.
Điều 35. Cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Bên thuê có quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài thuê lại một phần kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã thuê theo quy định tại Nghị định này và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của bên cho thuê trước khi tiến hành cho thuê lại.
2. Việc cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải bảo đảm nguyên tắc không trái với nội dung của hợp đồng thuê đã ký với bên cho thuê.
3. Bên thuê phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bên cho thuê về việc cho thuê lại của mình. Các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh nếu có giữa bên thuê và bên thuê lại do hai bên tự giải quyết.
4. Bên thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm quản lý khai thác bến cảng, cầu cảng theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê và không được tiếp tục cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đó.
Điều 36. Tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
1. Cơ quan quyết định đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng cơ chế quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Quản lý tài sản nhà nước và giám sát các hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê;
c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng cho thuê khai thác;
d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng thường xuyên và định kỳ nhằm bảo đảm sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đúng chức năng, đặc tính kỹ thuật theo quy định;
đ) Tổ chức thu tiền cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;
e) Yêu cầu bên thuê tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khai thác, duy tu bảo dưỡng và sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng theo quy định; trường hợp bên thuê không tuân thủ, báo cáo chủ đầu tư để giải quyết;
g) Phối hợp với bên khai thác xử lý những trường hợp xảy ra sự cố gây hư hỏng đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; tổ chức giám sát việc sửa chữa, khắc phục tình trạng hư hỏng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trong phạm vi quản lý;
h) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện độ sâu luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác không bảo đảm theo thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Tiếp nhận và đề xuất phương án thiết kế, xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng khi có yêu cầu của bên thuê hoặc theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
k) Giám sát việc bảo đảm công tác phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn lao động trong phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng;
l) Tổng hợp tình hình khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; định kỳ báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Điều 37. Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển
1. Nội dung và quy trình thủ tục tiến hành kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển.
Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- Số hiệu: 58/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/05/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 377 đến số 378
- Ngày hiệu lực: 01/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 5. Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
- Điều 6. Thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải
- Điều 30. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 31. Điều kiện lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 32. Hình thức lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 33. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 34. Sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 35. Cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 36. Tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 37. Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển
- Điều 38. Quy định chung về báo hiệu hàng hải
- Điều 39. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
- Điều 40. Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải
- Điều 41. Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng
- Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
- Điều 43. Quy định chung về công bố thông báo hàng hải
- Điều 49. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về việc thay đổi đặc tính, tạm ngừng, phục hồi, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải
- Điều 50. Thủ tục công bố thông báo hàng hải định kỳ về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước
- Điều 51. Thủ tục công bố thông báo hàng hải lần đầu về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp
- Điều 52. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải
- Điều 53. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải
- Điều 54. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải
- Điều 55. Công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
- Điều 56. Công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải
- Điều 57. Công bố thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải
- Điều 58. Công bố thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 59. Truyền phát thông báo hàng hải
- Điều 60. Cung cấp thông tin thông báo hàng hải
- Điều 61. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu
- Điều 62. Yêu cầu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải
- Điều 63. Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải
- Điều 64. Lai dắt tàu thuyền
- Điều 65. Quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền
- Điều 66. Quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền
- Điều 67. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 90. Thủ tục tàu biển xuất cảnh
- Điều 91. Thủ tục tàu biển nhập, xuất cảnh, vào, rời cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
- Điều 93. Thủ tục tàu thuyền có trọng tải từ 200 tấn trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó
- Điều 94. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển và tàu biển Việt Nam đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 95. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng và tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 96. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 97. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài
- Điều 98. Thủ tục tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử
- Điều 99. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển
- Điều 100. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển
- Điều 101. Nguyên tắc công bố tuyến dẫn tàu và tổ chức, hoạt động của hoa tiêu hàng hải
- Điều 102. Đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải
- Điều 103. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải
- Điều 104. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu
- Điều 105. Nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu
- Điều 106. Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 107. Nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 108. Trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải
- Điều 109. Hoạt động thể thao, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn và an ninh hàng hải
- Điều 110. Vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển
- Điều 111. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
- Điều 112. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng
- Điều 113. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ
- Điều 114. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng biển
- Điều 115. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác
- Điều 116. Vệ sinh trên tàu thuyền
- Điều 117. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu
- Điều 118. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Điều 119. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển