Mục 1 Chương 3 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
Điều 38. Quy định chung về báo hiệu hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.
3. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
4. Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải.
5. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
Điều 39. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định đầu tư.
3. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:
a) Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;
b) Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;
c) Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ;
d) Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
đ) Vùng diễn tập: Quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;
e) Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;
g) Vùng giải trí, du lịch và thể thao.
4. Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải nhu cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải.
6. Việc thiết lập báo hiệu hàng hải phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 15 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;
c) Sơ đồ, tọa độ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu bàn giao;
c) Bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng do đơn vị có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện và cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ khảo sát;
d) Thông báo hàng hải về việc thiết lập mới báo hiệu hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản ra quyết định về việc đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
1. Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
3. Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.
4. Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- Số hiệu: 58/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/05/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 377 đến số 378
- Ngày hiệu lực: 01/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải
- Điều 5. Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
- Điều 6. Thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải
- Điều 30. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 31. Điều kiện lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 32. Hình thức lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 33. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 34. Sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 35. Cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 36. Tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
- Điều 37. Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển
- Điều 38. Quy định chung về báo hiệu hàng hải
- Điều 39. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
- Điều 40. Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải
- Điều 41. Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng
- Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải
- Điều 43. Quy định chung về công bố thông báo hàng hải
- Điều 49. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về việc thay đổi đặc tính, tạm ngừng, phục hồi, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải
- Điều 50. Thủ tục công bố thông báo hàng hải định kỳ về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước
- Điều 51. Thủ tục công bố thông báo hàng hải lần đầu về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp
- Điều 52. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải
- Điều 53. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải
- Điều 54. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải
- Điều 55. Công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
- Điều 56. Công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải
- Điều 57. Công bố thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải
- Điều 58. Công bố thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- Điều 59. Truyền phát thông báo hàng hải
- Điều 60. Cung cấp thông tin thông báo hàng hải
- Điều 61. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu
- Điều 62. Yêu cầu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải
- Điều 63. Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải
- Điều 64. Lai dắt tàu thuyền
- Điều 65. Quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền
- Điều 66. Quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền
- Điều 67. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 90. Thủ tục tàu biển xuất cảnh
- Điều 91. Thủ tục tàu biển nhập, xuất cảnh, vào, rời cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam
- Điều 93. Thủ tục tàu thuyền có trọng tải từ 200 tấn trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó
- Điều 94. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển và tàu biển Việt Nam đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 95. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng và tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 96. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam
- Điều 97. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài
- Điều 98. Thủ tục tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử
- Điều 99. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển
- Điều 100. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển
- Điều 101. Nguyên tắc công bố tuyến dẫn tàu và tổ chức, hoạt động của hoa tiêu hàng hải
- Điều 102. Đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải
- Điều 103. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải
- Điều 104. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu
- Điều 105. Nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu
- Điều 106. Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền
- Điều 107. Nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 108. Trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải
- Điều 109. Hoạt động thể thao, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn và an ninh hàng hải
- Điều 110. Vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển
- Điều 111. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
- Điều 112. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng
- Điều 113. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ
- Điều 114. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng biển
- Điều 115. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác
- Điều 116. Vệ sinh trên tàu thuyền
- Điều 117. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu
- Điều 118. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Điều 119. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển