Điều 9 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
Điều 9. Thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
1. Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ khoản viện trợ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thông báo cho Bên viện trợ về quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trình cơ quan chủ quản ban hành văn bản thông báo tới các cơ quan liên quan để phối hợp tiếp nhận viện trợ;
c) Thông báo cho các cơ quan, địa phương có liên quan về kế hoạch hoạt động đối với viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng hình thức cung cấp chuyên gia và động vật hỗ trợ đi cùng;
d) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng hàng hóa: Chủ khoản viện trợ thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và các thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật;
đ) Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ bằng tiền: Chủ khoản viện trợ mở tài khoản tiếp nhận viện trợ (đối với trường hợp chưa có tài khoản tiếp nhận viện trợ) hoặc thông báo tài khoản với Bên viện trợ (đối với trường hợp đã có tài khoản tiếp nhận viện trợ) để tiếp nhận tiền hỗ trợ. Khoản viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng ngoại tệ phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được cấp phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được cấp phép theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ Quyết định về việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ, chủ khoản viện trợ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tiếp nhận và thực hiện viện trợ khẩn cấp để cứu trợ.
Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- Số hiệu: 50/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/04/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 571 đến số 572
- Ngày hiệu lực: 15/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 5. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ
- Điều 6. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 7. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ
- Điều 8. Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 9. Thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 10. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 11. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ
- Điều 12. Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 13. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 14. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 15. Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ
- Điều 16. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 17. Mở tài khoản tiếp nhận viện trợ
- Điều 18. Lập kế hoạch tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 19. Quản lý các khoản viện trợ bằng tiền và bằng hàng với những khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 20. Về chính sách thuế áp dụng đối với hàng viện trợ
- Điều 21. Hạch toán, kế toán và quyết toán
- Điều 22. Kiểm toán báo cáo viện trợ
- Điều 23. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 24. Nội dung kiểm tra, đánh giá
- Điều 25. Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá
- Điều 26. Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 27. Chế độ thông tin, báo cáo