Chương 4 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
Chương IV
QUẢN LÝ KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
1. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo thỏa thuận viện trợ ký với Bên viện trợ phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ quy định pháp luật về kế toán.
Điều 17. Mở tài khoản tiếp nhận viện trợ
1. Theo thỏa thuận viện trợ hoặc theo yêu cầu quản lý, Bên tiếp nhận viện trợ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ bằng tiền do Bên tiếp nhận viện trợ trực tiếp quản lý và sử dụng.
2. Trình tự thủ tục mở tài khoản và việc quản lý, sử dụng tài khoản thực hiện theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
3. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Điều 18. Lập kế hoạch tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
1. Đối với viện trợ thuộc phạm vi ngân sách nhà nước, hàng năm theo quy định pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán thu, chi viện trợ không hoàn lại báo cáo cơ quan chủ quản quyết định, gửi cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp có các khoản viện trợ không hoàn lại phát sinh mới mà chưa tổng hợp trong dự toán được cấp có thẩm quyền phân bổ và giao kế hoạch, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán bổ sung theo quy định pháp luật ngân sách nhà nước hoặc đưa vào dự toán năm sau để làm cơ sở hạch toán ghi thu/ghi chi ngân sách nhà nước.
3. Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ lập dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Đối với khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền:
a) Bên tiếp nhận viện trợ thực hiện chi theo quy định của thỏa thuận viện trợ;
b) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước;
c) Hằng tháng hoặc theo từng lần phát sinh, Bên tiếp nhận viện trợ lập hồ sơ thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước khoản viện trợ không hoàn lại và ghi chi ngân sách nhà nước theo nội dung chi viện trợ theo mục lục ngân sách nhà nước.
2. Đối với khoản viện trợ bằng hàng:
a) Căn cứ vào hồ sơ chứng từ liên quan, thực tế giao nhận hàng, Bên tiếp nhận viện trợ lập thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước;
b) Căn cứ hồ sơ, chứng từ, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi và ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước;
c) Hồ sơ hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng viện trợ không hoàn lại nhập khẩu từ nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan.
Điều 20. Về chính sách thuế áp dụng đối với hàng viện trợ
1. Chính sách thuế, phí và lệ phí đối với vốn viện trợ không hoàn lại thực hiện theo quy định pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
2. Thủ tục, hồ sơ xét miễn/hoàn thuế đối với viện trợ không hoàn lại được thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về hải quan.
Điều 21. Hạch toán, kế toán và quyết toán
2. Việc hạch toán, kế toán và quyết toán đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán và điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ.
Điều 22. Kiểm toán báo cáo viện trợ
1. Các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thuộc đối tượng kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
2. Các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đối với các đối tượng thuộc phạm vi theo quy định pháp luật về kiểm toán độc lập hoặc theo yêu cầu của Bên viện trợ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán của Việt Nam.
Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 5. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ
- Điều 6. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 7. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ
- Điều 8. Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 9. Thực hiện tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ
- Điều 10. Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 11. Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ
- Điều 12. Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 13. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 14. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ và Quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 15. Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ
- Điều 16. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 17. Mở tài khoản tiếp nhận viện trợ
- Điều 18. Lập kế hoạch tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 19. Quản lý các khoản viện trợ bằng tiền và bằng hàng với những khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
- Điều 20. Về chính sách thuế áp dụng đối với hàng viện trợ
- Điều 21. Hạch toán, kế toán và quyết toán
- Điều 22. Kiểm toán báo cáo viện trợ
- Điều 23. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 24. Nội dung kiểm tra, đánh giá
- Điều 25. Cách thức và trình tự thực hiện kiểm tra, đánh giá
- Điều 26. Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ
- Điều 27. Chế độ thông tin, báo cáo