Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại công văn số 758-UB/LTVTHH/KTĐN ngày 17 tháng 4 năm 1993,
NGHỊ ĐỊNH :
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI BẰNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 47-CP ngày 26-6-1993 của Chính phủ).
Sau khi ký với phía nước ngoài, Bộ Thương mại các ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các văn kiện, Hiệp định liên quan đã ký kết và đồng gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để triển khai kế hoạch trả nợ.
II. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC PHÂN BỔ HẠN MỨC TRẢ NỢ
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ ĐƠN VỊ NHẬN HẠN MỨC TRẢ NỢ
- Thông báo cho nước ngoài những đối tác của phía Việt Nam;
Hướng dẫn chung để các doanh nghiệp ký hợp đồng ngoại; chỉ đạo về giá cả và các điều kiện thương mại khác; cấp giấy phép xuất khẩu (nếu cần), kiểm tra bảo đảm chất lượng hàng hoá đã ký kết;
- Chỉ định các đơn vị có đủ điều kiện làm đầu mối nhận giao hàng trả nợ; kiểm tra việc các đơn vị này bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng và phí nhận đầu mối.
Điều 12.- Bộ Tài chính cần phải:
- Chủ trị cùng Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính Phủ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và ban hành thông tư xác định các nguyên tắc định tỷ giá thanh toán hàng xuất khẩu trả nợ đối với từng mặt hàng, nhóm hàng;
- Chủ trì tổ công tác định tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ trả nợ (gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị có hàng xuất khẩu trả nợ) để Bộ quyết định tỷ giá thanh toán cụ thể;
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, thực hiện việc thanh toán kịp thời tiền hàng cho các doanh nghiệp đã giao hàng trả nợ hoặc có doanh thu dịch vụ trừ nợ nước ngoài của Nhà nước theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, nếu thanh toán chậm từ một tháng trở lên tính từ khi có đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, thì phải trả lãi theo lãi xuất tiền vay mà doanh nghiệp vay Ngân hàng.
Điều 13.- Ngân hàng Nhà nước cần phải:
- Theo dõi kim ngạch các doanh nghiệp thực hiện trả nợ để quyết toán với Ngân hàng nhận nợ các nước vào tài khoản của Việt Nam;
- Thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính biết khi Ngân hàng nhận nợ các nước báo có (đã nhận nợ) đối với từng lô hàng đã giao.
- Chỉ đạo Ngân hàng Ngoại thương trong việc làm thủ tục thanh toán đối ngoại để trừ nợ Nhà nước đối với phía nước ngoài.
Điều 14.- Các doanh nghiệp giao hàng trả nợ cần phải:
- Bảo đảm thực hiện đúng hạn mức trả nợ được giao; các điều kiện về giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng hàng hoá đã ký kết;
- Được quyền chọn doanh nghiệp làm đầu mối cho mình trong số các doanh nghiệp được chỉ định làm đầu mối giao hàng trả nợ theo hạn mức được phân bổ.
Điều 15.- Các doanh nghiệp đầu mối nhận uỷ thác giao hàng trả nợ cần phải:
- Bảo đảm công khai với doanh nghiệp mà mình làm đầu mối về nội dung của hợp đồng ngoại, về chi phí giao dịch, về tỷ giá thanh toán và thực hiện đúng các cam kết khác.
- Chỉ được phép nhận phí đầu mối hợp lý, tối đa không quá 1% trị giá lô hàng Hợp đồng xuất trả nợ (giá FOB).
Nghị định 47-CP năm 1993 ban hành quy chế tạm thời về trả nợ nước ngoài bằng hàng hoá xuất khẩu
- Số hiệu: 47-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/06/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra