Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Điều 88. Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
c) Đề án thành lập trường đại học;
d) Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản này thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:
- Danh sách các thành viên sáng lập;
- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;
- Biên bản thỏa thuận góp vốn.
4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường;
d) Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm:
a) Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
c) Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;
d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;
đ) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (đối với trường đại học tư thục);
e) Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
g) Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý bao gồm:
- Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);
- Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có do ban quản lý dự án đang quản lý, các văn bản pháp lý minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án).
6. Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học:
a) Chủ đề án gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung;
c) Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;
đ) Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.
Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 46/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/04/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 303 đến số 304
- Ngày hiệu lực: 21/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
- Điều 4. Thủ tục thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
- Điều 5. Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
- Điều 6. Thủ tục để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
- Điều 7. Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
- Điều 8. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
- Điều 9. Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
- Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Điều 11. Thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Điều 12. Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Điều 14. Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Điều 15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
- Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
- Điều 17. Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục
- Điều 18. Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục
- Điều 19. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
- Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
- Điều 21. Giải thể trường tiểu học
- Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
- Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
- Điều 24. Đình chỉ, thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
- Điều 25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục
- Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục
- Điều 27. Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục
- Điều 28. Thủ tục để trường trung học hoạt động giáo dục
- Điều 29. Sáp nhập, chia, tách trường trung học
- Điều 30. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học
- Điều 31. Giải thể trường trung học
- Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Điều 34. Sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Điều 35. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Điều 36. Giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
- Điều 38. Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
- Điều 39. Sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên
- Điều 40. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
- Điều 41. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên
- Điều 42. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng
- Điều 43. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng
- Điều 44. Đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
- Điều 45. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng
- Điều 46. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Điều 47. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
- Điều 49. Thủ tục để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
- Điều 50. Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Điều 51. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Điều 52. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
- Điều 53. Điều kiện thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao
- Điều 54. Thủ tục thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao
- Điều 55. Điều kiện thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục
- Điều 56. Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục
- Điều 57. Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
- Điều 58. Thủ tục để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
- Điều 59. Sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông chuyên
- Điều 60. Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
- Điều 61. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
- Điều 62. Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
- Điều 63. Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
- Điều 64. Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
- Điều 65. Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
- Điều 66. Giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
- Điều 67. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều 68. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều 69. Điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
- Điều 70. Thủ tục để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
- Điều 71. Sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều 72. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
- Điều 73. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
- Điều 74. Điều kiện để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục
- Điều 75. Thủ tục để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục
- Điều 76. Đình chỉ hoạt động và chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú
- Điều 77. Sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc bán trú
- Điều 78. Điều kiện thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập; cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
- Điều 79. Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
- Điều 80. Điều kiện được cấp giấy đăng ký hoạt động nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
- Điều 81. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
- Điều 82. Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
- Điều 83. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
- Điều 84. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
- Điều 85. Giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
- Điều 86. Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
- Điều 87. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
- Điều 88. Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
- Điều 89. Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo
- Điều 90. Thủ tục để trường đại học hoạt động đào tạo
- Điều 91. Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục
- Điều 92. Thủ tục thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục
- Điều 93. Điều kiện, thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo
- Điều 94. Sáp nhập, chia, tách trường đại học
- Điều 95. Đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học
- Điều 96. Giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học
- Điều 97. Điều kiện thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập, cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục
- Điều 98. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục
- Điều 99. Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 100. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 101. Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 102. Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 103. Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam
- Điều 104. Thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam
- Điều 105. Thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
- Điều 106. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
- Điều 107. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
- Điều 108. Thủ tục để tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
- Điều 109. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
- Điều 110. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học