Điều 2 Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng cục và tương đương, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính và tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
b) Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính.
Các cơ quan quy định tại điểm a, b khoản này sau đây được gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, sỹ quan, hạ sỹ quan quân đội, sỹ quan, hạ sỹ quan công an thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức).
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và tổ chức, cá nhân khác có liên quan (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán trên môi trường điện tử.
6. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công khác áp dụng Nghị định này trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân.
Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Số hiệu: 45/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/04/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 387 đến số 388
- Ngày hiệu lực: 22/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm và hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 7. Đăng ký tài khoản
- Điều 8. Đăng nhập tài khoản
- Điều 9. Chuẩn bị và nộp hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 10. Yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý
- Điều 11. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 12. Sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 13. Thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 14. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 15. Hủy hiệu lực của kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử
- Điều 16. Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử
- Điều 18. Chuyển đổi hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử ra văn bản giấy
- Điều 19. Trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 20. Nội dung kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 21. Lựa chọn nhóm thủ tục hành chính và thủ tục hành chính để thực hiện trên môi trường điện tử
- Điều 22. Lập danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử
- Điều 23. Quy trình tổ chức xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 24. Rà soát, đánh giá việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 25. Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính