Điều 13 Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc thực hiện xác thực trong thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện theo một trong các phương thức:
a) Đăng nhập một lần trên cơ sở liên kết tài khoản giữa Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, đơn vị cung cấp dịch vụ công và hệ thống thanh toán của các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Thực hiện bằng tài khoản của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong trường hợp không thực hiện đăng nhập bằng tài khoản của Cổng dịch vụ công quốc gia.
3. Thời điểm, mức nộp phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) thực hiện theo Luật Phí, lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Chứng từ nộp ngân sách nhà nước có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và thông tin đã trích nộp vào ngân sách nhà nước thành công được gửi cho người nộp ngân sách nhà nước, cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có) để thực hiện các bước tiếp theo trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
5. Chứng từ được sử dụng để trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính, người nộp nghĩa vụ tài chính và các ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
6. Phí dịch vụ thanh toán trực tuyến thực hiện theo quy định của các ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
7. Trách nhiệm của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
a) Thực hiện cung ứng các giải pháp dịch vụ thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức cho các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc kết nối, tích hợp với chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Công khai mức phí dịch vụ thanh toán trực tuyến theo từng trường hợp cụ thể trước khi cá nhân, tổ chức thực hiện thanh toán;
c) Công khai quy trình nghiệp vụ, phương thức thực hiện thanh toán của cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh làm cơ sở các bên phối hợp thực hiện nghiệp vụ thanh quyết toán, giải quyết tra soát, khiếu nại;
d) Thực hiện đối soát hàng ngày đảm bảo khớp, đúng dữ liệu trong giao dịch giữa các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và giữa ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán với cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính; trường hợp có chênh lệch thì các bên tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp xử lý;
đ) Thực hiện hạch toán, quyết toán các khoản thu nghĩa vụ tài chính giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ theo đúng quy định pháp luật;
e) Thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những sự cố do nguyên nhân kỹ thuật của hệ thống hoặc lỗi của cán bộ ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gây ra; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tìm nguyên nhân và giải pháp bảo đảm an toàn, thông suốt trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
g) Bảo đảm chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến và việc bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện theo quy định pháp luật;
h) Phối hợp với các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính giải đáp vướng mắc, tra soát cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
8. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính:
a) Tích hợp, đồng bộ thông tin, dữ liệu liên quan yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo phạm vi quản lý giải quyết thủ tục hành chính;
b) Phối hợp với ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kết nối, tích hợp, triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; thực hiện đối soát hàng ngày đảm bảo khớp, đúng dữ liệu giữa các bên, trường hợp có chênh lệch thì các bên tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp xử lý;
c) Công khai về đầu mối phối hợp thực hiện với ngân hàng thương mại, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh làm cơ sở phối hợp thực hiện nghiệp vụ thanh quyết toán, giải quyết tra soát, khiếu nại;
d) Thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những sự cố do nguyên nhân kỹ thuật của hệ thống hoặc lỗi của cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị gây ra; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tìm nguyên nhân và giải pháp đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
đ) Bảo đảm chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến và việc bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện theo quy định pháp luật.
9. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia phục vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính.
Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Số hiệu: 45/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/04/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 387 đến số 388
- Ngày hiệu lực: 22/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm và hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 7. Đăng ký tài khoản
- Điều 8. Đăng nhập tài khoản
- Điều 9. Chuẩn bị và nộp hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 10. Yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý
- Điều 11. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 12. Sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 13. Thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 14. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Điều 15. Hủy hiệu lực của kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử
- Điều 16. Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử
- Điều 18. Chuyển đổi hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử ra văn bản giấy
- Điều 19. Trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 20. Nội dung kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 21. Lựa chọn nhóm thủ tục hành chính và thủ tục hành chính để thực hiện trên môi trường điện tử
- Điều 22. Lập danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử
- Điều 23. Quy trình tổ chức xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 24. Rà soát, đánh giá việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Điều 25. Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính