HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 436-HĐBT | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp Lệnh Trọng Tài kinh tế ngày 10 tháng 1 năm 1990;
Xét đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
A- Tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế Nhà nước gồm có:
1. Vụ xét xử.
2. Vụ Giám sát và xét kháng cáo.
3. Vụ pháp luật.
4. Thanh tra Trọng tài kinh tế Nhà nước.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Văn phòng.
7. Trường cán bộ trọng tài kinh tế (làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ).
Các tổ chức khác do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước quyết định sau khi thoả thuận với Ban Tổ chức - cán bộ của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các tổ chức nói trên do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước quyết định theo tổng biên chế được Hội đồng Bộ trưởng giao.
B- Tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ vào khối lượng công việc và biên chế được giao mà quyết định thành lập các phòng hay tổ để chuyên trách các mặt công tác: giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế; xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế; giám sát và xét kháng cáo, tổng hợp, hành chính quản trị.
C- Tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế huyện được thành lập ở những huyện, quận và cấp tương đương có sản xuất hàng hoá phát triển có nhiều tranh chấp hợp đồng kinh tế do Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước sau khi thống nhất với Trưởng ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, quy định cụ thể những huyện, quận và cấp tương đương được thành lập tổ chức Trọng tài kinh tế.
A- Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm, Phó Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước, Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
B- Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi thoả thuận với Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước; Phó Chủ tịch và các Trọng tài viên do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh.
C- Chủ tịch Trọng tài kinh tế huyện do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi thoả thuận với Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh.
Phó Chủ tịch và Trọng tài viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế huyện.
Nếu trọng tài viên có sai phạm nghiêm trọng thì Chủ tịch Trọng tài kinh tế có quyền tạm thời đình chỉ công tác và đề nghị cấp đã quyết định bổ nhiệm trọng tài viên đó quyết định xử lý kỷ luật.
Điều 3. Trọng tài kinh tế các cấp có con dấu, tài khoản và kinh phí riêng.
Chức danh và tiêu chuẩn Trọng tài viên được quy định như sau:
A- Trọng tài viên có 3 cấp.
1. Trọng tài viên Trọng tài kinh tế Nhà nước.
2. Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, Đặc khu trực thuộc Trung ương.
3. Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế huyện, quận và các cấp tương đương.
B- Tiêu chuẩn chung của Trọng tài viên các cấp.
Có phẩm chất chính trị, liêm khiết, công minh.
Có kiến thức pháp lý và kiến thức quản lý kinh tế cần thiết.
Nắm vững và vận dụng đúng dắn chính sách pháp luật của Nhà nước vào công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
Có sức khoẻ tốt, không có bệnh tật trở ngại đến việc thi hành nhiệm vụ.
C- Tiêu chuẩn của Trọng tài viên các cấp.
1. Tiêu chuẩn Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế Nhà nước:
a. Tốt nghiệp Đại học pháp lý trở lên được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế hoặc tốt nghiệp đại học kinh tế trở lên được bồi dưỡng kiến thức pháp lý.
b. Có trình độ tổng hợp, có khả năng vận dụng chính sách luật pháp để giải quyết đúng đắn các tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.
c. Đã có 5 năm công tác trong ngành Trọng tài kinh tế (không kể thời gian tập sự). Nếu là cán bộ quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở thì phải có ít nhất 3 năm làm công tác nghiệp vụ ở Trọng tài kinh tế Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
a. Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ tương đương đại học pháp lý được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế.
Tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc có trình độ tương đương đại học kinh tế được bồi dưỡng kiến thức pháp lý.
b. Đã có 3 năm công tác trong ngành Trọng tài kinh tế (không kể thời gian tập sự). Nếu là cán bộ quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở phải có ít nhất 2 năm công tác nghiệp vụ ở ngành trọng tài kinh tế.
3. Tiêu chuẩn Trọng tài viên - Trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương.
a. Tốt nghiệp trung cấp các ngành pháp lý trở lên được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và nghiệp vụ về hợp đồng kinh tế - Trọng tài kinh tế do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận hoặc đã tốt nghiệp trung cấp kinh tế kỹ thuật trở lên được bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ hợp đồng kinh tế Trọng tài kinh tế do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận.
b. Đã có 2 năm công tác trong ngành Trọng tài kinh tế (không kể thời gian tập sự); nếu đã qua công tác quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở thì phải có ít nhất 1 năm công tác ngiệp vụ ở ngành Trọng tài kinh tế.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của Trọng tài viên các cấp do Trưởng ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ quy định, sau khi thống nhất với Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn sau khi thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Nghị định 436-HĐBT năm 1990 quy định tổ chức bộ máy Trọng tài kinh tế các cấp và chế độ đối với trọng tài viên do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 436-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/12/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 31/01/1991
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 22/12/1990
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định