Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/1998/NĐ-CP | HÀ Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ
KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ)
Để phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ nước ngoài truyền vào Việt Nam và làm lây truyền trên lãnh thổ Việt Nam hoặc từ Việt Nam truyền ra nước ngoài, Điều lệ này quy định về kiểm dịch y tế biên giới.
Điều 3. Một số từ ngữ dùng trong Điều lệ này được hiểu như sau:
1. "Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới" là cơ quan y tế trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế do Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khu vực phụ trách.
2. "Khu vực kiểm dịch y tế" là khu vực quy định cho người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh dừng lại để kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới.
3. "Kiểm dịch viên y tế" là người được giao nhiệm vụ trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế trong khu vực phụ trách theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới.
4. ''Kiểm tra y tế'' là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ y tế đối với người, phương tiện vận tải, và các đối tượng kiểm dịch khác trước khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.
5. "Giám sát bệnh truyền nhiễm" là điều tra, giám sát dịch tễ, huyết thanh, căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và đánh giá khả năng phát triển, lây lan trở thành dịch của một bệnh truyền nhiễm.
6. "Điều tra hồi cứu" là dùng phương pháp dịch tễ, xét nghiệm vi sinh vật, huyết thanh để xác định một bệnh phải kiểm dịch, hoặc một bệnh truyền nhiễm đã xảy ra và các nguyên nhân gây bệnh đó.
7. "Véc tơ" là côn trùng y học, động vật gặm nhấm (bao gồm các loài chuột...) mang các tác nhân gây bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm cho người.
8. "Biện pháp xử lý y tế" gồm các biện pháp tiêm chủng, cách ly, lưu nghiệm, giám sát, kiểm tra sức khoẻ và các biện pháp vệ sinh như tẩy uế, diệt khuẩn, diệt véc tơ.
10. "Bệnh truyền nhiễm" là bệnh do tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc độc tố của chúng gây nên có thể lan truyền cho người trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ trung gian, qua véc tơ hoặc môi trường.
11. ''Người phụ trách cửa khẩu'' là Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước tại cửa khẩu mà cơ quan đó được chỉ định trực tiếp phụ trách, điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước khác tại cửa khẩu, tuỳ theo từng cửa khẩu cơ quan đó là hải quan hay công an biên phòng.
12. ''Cơ quan quản lý Nhà nước tại cửa khẩu'' là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về các mặt tại cửa khẩu, bao gồm hải quan, công an biên phòng, kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch y tế,...và các cơ quan khác theo quy định của Nhà nước.
1. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế:
Mọi người, mọi phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu hành bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu đều phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu nơi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu. Trong trường hợp bị cơ quan kiểm dịch y tế phát hiện đang nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Điều lệ này thì phải chịu sự kiểm dịch tại khu vực kiểm dịch.
Trước khi làm thủ tục, cơ quan kiểm dịch y tế thông báo kịp thời cho các cơ quan kiểm dịch động, thực vật ở tại cửa khẩu biên giới phối hợp cùng tiến hành các thủ tục kiểm dịch của mỗi cơ quan để không làm ảnh hưởng đến nội dung kiểm dịch của từng ngành.
Khi phương tiện vận tải phải kiểm dịch thì mọi người trên phương tiện vận tải (lái xe, lái tàu, thuyền viên...và hành khách) và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh có trên phương tiện vận tải đó đều phải được kiểm dịch.
2. Trình tự và thể thức kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Y tế quy định.
Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.
Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.
KIỂM DỊCH Y TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH.
1. Tên, quốc tịch, lịch trình của phương tiện vận tải;
2. Số hành khách, thành viên trên phương tiện vận tải;
3. Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).
Điều 12. Quy định tín hiệu cho tàu thuỷ, thuyền khi nhập cảnh như sau:
1. Nếu là ban ngày thì tàu thuỷ, thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
a) Cờ chữ "Q" báo hiệu tàu thuỷ, thuyền không có bệnh kiểm dịch và yêu cầu được kiểm dịch nhập cảnh.
b) Cờ chữ "QQ" báo hiệu tàu thuỷ, thuyền nghi có bệnh kiểm dịch.
c) Cờ chữ "QL" báo hiệu tàu thuỷ, thuyền có bệnh kiểm dịch.
2. Nếu là ban đêm thì tàu thủy, thuyền treo tín hiệu bằng đèn đỏ và trắng cách nhau 2m theo chiều dọc trên một cột buồm đằng trước:
a) Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuỷ, thuyền không có bệnh kiểm dịch và yêu cầu được kiểm dịch nhập cảnh.
b) Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuỷ, thuyền nghi có bệnh kiểm dịch.
c) Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu tàu thuỷ, thuyền có bệnh kiểm dịch.
1. Không gây tổn hại đến sức khoẻ của người hoặc làm hại đến súc vật có trên phương tiện vận tải;
2. Không làm hại đến các bộ phận máy móc và kiến trúc của phương tiện vận tải;
3. Không gây ra hỏa hoạn;
4. Không làm hư hỏng hành lý, hàng hoá, biến dạng bao bì, thay đổi màu sắc nhãn mác hàng hoá.
Khi thi hành biện pháp xử lý y tế mà gây thiệt hại cho người và phương tiện thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp luật.
1. Bất ngờ phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phương tiện vận tải hoặc tại cửa khẩu;
2. Những biện pháp xử lý y tế tại cửa khẩu trước đó không có kết quả.
1. Đến từ khu vực có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
2. Có người nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
3. Có véc tơ vượt quá giới hạn cho phép;
Bộ Y tế quy định cụ thể giới hạn véc tơ cho phép đối với từng bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
1. Cách ly, điều trị người đang mắc bệnh tại địa điểm quy định cho đến khi khỏi bệnh hoặc không còn khả năng lây lan bệnh;
2. Lưu nghiệm những người nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, thời gian lưu nghiệm không vượt quá thời gian ủ bệnh của bệnh đó. Khi phát hiện có bệnh phải kiểm dịch trong số những người lưu nghiệm thì những người mắc bệnh phải được cách ly và điều trị.
1. Tàu thuỷ, thuyền qua lại biên giới phải tiến hành diệt chuột 6 tháng một lần.
2. Việc kiểm tra và diệt chuột phải tiến hành trong lúc phương tiện vận tải không có hàng hoá. Trong trường hợp đặc biệt, phương tiện có chứa hàng hoá mà không thể dỡ hàng hoá ra được thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới quyết định gia hạn diệt chuột thêm một tháng nữa và ghi quyết định đó vào giấy chứng nhận diệt chuột cũ.
3. Trong trường hợp kiểm tra không phát hiện các dấu hiệu chứng tỏ có chuột trên tàu thuỷ, thuyền, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới có thể cấp giấy chứng nhận miễn diệt chuột.
2. Khi có bệnh phải kiểm dịch hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn ở cửa khẩu Việt Nam, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải tiêm chủng phòng bệnh cho người nước ngoài khi họ yêu cầu.
a) Có người đang mắc bệnh dịch hạch;
b) Có loài gặm nhấm đang mắc bệnh dịch hạch;
c) Có người phát bệnh dịch hạch sau khi họ lên phương tiện vận tải đó quá 6 ngày.
2. Các biện pháp xử lý y tế đối với phương tiện vận tải bị coi là có nguồn bệnh dịch hạch:
a) Cách ly, điều trị người mắc bệnh;
b) Diệt véc tơ và theo dõi người nghi bệnh trong vòng 6 ngày kể từ ngày tới cửa khẩu biên giới;
c) Những người mà cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kết luận có mang mầm bệnh thì phải lưu nghiệm trong 6 ngày. Trong thời gian đó những người khác trên phương tiện vận tải không được rời khỏi phương tiện vận tải hoặc khu vực kiểm dịch, trừ nhân viên làm công tác nghiệp vụ đã được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới đồng ý. Trường hợp phương tiện vận tải là ô tô, xe hoả thì những người này được di chuyển đến nơi quy định;
d) Nếu có người mắc bệnh dịch hạch thể phổi hoặc đã có người mắc bệnh dịch hạch thể phổi trong thời gian 6 ngày tính từ ngày được kiểm dịch nhập cảnh trở về trước thì mọi hành khách và nhân viên vận tải phải cách ly 6 ngày;
e) Tất cả hành lý, đồ dùng, chăn, màn, chiếu, chỗ ở của người mắc bệnh hoặc nghi bệnh phải tiến hành diệt véc tơ, khử khuẩn;
f) Diệt chuột trên toàn bộ phương tiện vận tải. Trong trường hợp đặc biệt không thể tiến hành diệt chuột trên toàn bộ phương tiện vận tải thì thực hiện biện pháp cần thiết ngăn không cho chuột ra ngoài;
g) Việc bốc dỡ hàng phải được tiến hành dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới;
h) Những người bốc dỡ hàng phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới theo dõi sức khoẻ hay lưu nghiệm trong thời gian 6 ngày kể từ ngày bốc hàng xong.
a) Có người mắc bệnh dịch hạch hoặc có người bị phát bệnh dịch hạch sau khi họ đã lên phương tiện vận tải đó được 6 ngày;
b) Có loài gặm nhấm chết bất thường mà không rõ nguyên nhân;
c) Có người trên tàu đi từ vùng có dịch hạch thể phổi tới mà chưa được cách ly kể từ ngày cuối cùng rời khỏi vùng dịch đó.
2. Biện pháp xử lý y tế đối với phương tiện vận tải nghi là có bệnh dịch hạch được thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, e, f, g khoản 2 Điều 33 của Điều lệ này.
a) Trong trường hợp có người nghi bị mắc bệnh dịch hạch thì phải lưu nghiệm hay theo dõi bệnh đối với người đó trong 6 ngày kể từ ngày phương tiện vận tải đó rời khỏi nơi có dịch. Trong thời gian này, mọi người trên phương tiện vận tải không được lên bờ trừ nhân viên làm công tác nghiệp vụ cần thiết đã được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới đồng ý.
b) Trường hợp cần thiết cơ quan kiểm dịch y tế biên giới buộc chủ phương tiện vận tải phải thực hiện quy định tại điểm f khoản 2 điều 33 của Điều lệ này.
2. Biện pháp xử lý đối với phương tiện vận tải có bệnh tả:
a) Người mắc bệnh phải được cách ly và điều trị;
b) Tất cả thực phẩm, hành lý, đồ dùng, chăn chiếu, chỗ ở, nước ăn, nước sinh hoạt của người mắc bệnh hoặc có khả năng mắc bệnh tả phải tiến hành diệt khuẩn;
c) Phân, rác, nước đáy khoang, nước dằn tàu, nước thừa, nước bẩn nếu chưa được khử khuẩn thì không được phép đổ ra ngoài;
d) Việc bốc dỡ hàng hoá phải được tiến hành dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới;
e) Những người bốc dỡ hàng phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới theo dõi sức khoẻ hay lưu nghiệm trong thời gian 5 ngày kể từ ngày bốc dỡ hàng xong.
2. Biện pháp xử lý đối với phương tiện vận tải nghi là có nguồn bệnh tả được thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2, Điều 36 của Điều lệ này.
2. Các biện pháp xử lý y tế đối với phương tiện vận tải có nguồn bệnh sốt vàng:
a) Cách ly và điều trị người bệnh;
b) Phải lưu nghiệm 6 ngày những người muốn rời khỏi phương tiện vận tải mà không có giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin sốt vàng;
c) Đỗ cách xa bờ và các phương tiện vận tải khác ít nhất 400m và phải diệt muỗi trên phương tiện vận tải;
d) Chỉ bốc dỡ hàng sau khi đã diệt muỗi;
e) Những người bốc dỡ hàng phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới theo dõi về sức khoẻ, nếu cần thì lưu nghiệm 6 ngày kể từ ngày làm việc xong.
1. Những phương tiện vận tải bị nghi có nguồn bệnh sốt vàng trong trường hợp sau đây:
a) Phương tiện vận tải mới rời khỏi vùng có bệnh sốt vàng lưu hành chưa quá 6 ngày;
b) Phương tiện vận tải rời khỏi vùng có bệnh sốt vàng lưu hành đã quá 6 ngày nhưng chưa được 30 ngày mà thấy có muỗi Aedes aegypti (Stegomya fasciata);
c) Tàu bay khởi hành từ vùng có bệnh sốt vàng lưu hành mà không có giấy chứng nhận đã diệt muỗi hoặc đã có nhưng không đúng quy định hoặc tìm thấy muỗi Aedes aegypti (Stegomya fasciata).
2. Biện pháp xử lý đối với phương tiện vận tải bị coi là mang nguồn bệnh sốt vàng được thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2, Điều 41 của Điều lệ này.
Điều 43. Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm:
1. Điều tra từng chỉ số liên quan;
2. Điều tra dịch tễ các vụ dịch bệnh;
3. Điều tra nguồn truyền nhiễm;
4. Điều tra hồi cứu các bệnh truyền nhiễm xảy ra bên trong các cửa khẩu biên giới;
5. Phân lập mầm bệnh, xác định căn nguyên, điều tra dịch tễ, huyết thanh ở những nhóm người, nhóm động vật liên quan;
6. Điều tra véc tơ, thực phẩm, nước uống và những yếu tố môi trường liên quan;
7. Theo dõi, đánh giá kết quả khử khuẩn, diệt véc tơ, diệt chuột;
8. Thu thập, phân tích và thông báo những thông tin dịch tễ về các bệnh truyền nhiễm tới các cửa khẩu biên giới, các cơ quan liên quan trong nước;
9. Kiểm tra sức khoẻ cho các nhóm đối tượng cần giám sát và kiểm soát những người mắc bệnh, có khả năng mắc bệnh truyền nhiễm;
10. Hướng dẫn, tư vấn cách điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm thông báo cho cơ quan y tế địa phương nơi người nhập cảnh đến cư trú, làm việc để tư vấn, hướng dẫn và điều trị cho người đó.
Bộ Y tế quy định những trường hợp phải xuất trình phiếu tiêm chủng hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ.
1. Những người nhập cảnh, xuất cảnh đang ở tại khách sạn, nhà khách phục vụ người nhập cảnh, xuất cảnh ở cửa khẩu;
2. Những nhân viên phục vụ tại các cơ sở nêu tại khoản 1 điều này.
2. Khi người có phiếu theo dõi sức khoẻ đến bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào của Nhà nước để kiểm tra sức khoẻ thì cơ sở y tế đó phải ưu tiên khám trước cho họ.
3. Nếu họ bị mắc hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ sở khám chữa bệnh đó áp dụng ngay các biện pháp y tế cần thiết và thông báo ngay cho cơ quan kiểm dịch y tế cấp phiếu đó.
Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy chứng nhận sức khoẻ với các đối tượng quy định tại khoản này.
2. Những nhân viên vận tải Việt Nam thường xuyên qua lại biên giới đều phải có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp để làm thủ tục nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
2. Các cơ quan tại cửa khẩu phải thực hiện những biện pháp cần thiết để phòng chống véc tơ;
3. Rác, chất thải trong khu vực cửa khẩu phải được xử lý để đảm bảo vệ sinh.
Điều 50. Chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải thực hiện:
1. Bảo đảm vệ sinh trên phương tiện vận tải;
2. Trang bị đầy đủ hoá chất diệt khuẩn, diệt véc tơ;
3. Thi hành các biện pháp xử lý y tế theo chỉ dẫn và giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế.
Điều 51. Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Thực phẩm, nước ăn dùng tại cửa khẩu, trên các phương tiện vận tải quốc tế phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định;
2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới định kỳ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cửa khẩu và trên các phương tiện vận tải quốc tế;
3. Khách sạn phục vụ người nhập cảnh, xuất cảnh tại cửa khẩu, cơ sở cung cấp thực phẩm, nước ăn cho các phương tiện vận tải quốc tế phải đạt các yêu cầu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới xác nhận trước khi hoạt động;
4. Khi cơ quan kiểm dịch y tế biên giới xác định thực phẩm, nước ăn, uống có dấu hiệu nhiễm bẩn hoặc không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải tiêu huỷ và thực hiện ngay các biện pháp xử lý y tế;
5. Nhân viên phục vụ ở các cơ sở phục vụ người nhập cảnh, xuất cảnh tại cửa khẩu và trên phương tiện vận tải quốc tế phải có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp. Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị 12 tháng kể từ ngày cấp;
6. Việc kiểm dịch y tế đối với thực phẩm, đồ uống, thức ăn tại các khách sạn, nhà hàng, phục vụ người nhập cảnh, xuất cảnh, trên các phương tiện vận tải do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phối hợp với cơ quan y tế chuyên ngành tại cảng vụ thực hiện.
2. Cứ 24 giờ báo cáo lên Bộ Y tế (Cục kiểm dịch y tế biên giới) một lần về diễn biến của bệnh dịch cho đến khi hết dịch.
2. Khi có bệnh phải kiểm dịch hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn mạnh ở một hoặc một số khu vực trong nước hoặc ở nước ngoài, Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp phòng dịch sau đây:
a) Ra lệnh phong toả vùng đang có dịch ở trong nước;
b) Cấm nhập cảnh, xuất cảnh đối với người, phương tiện vận tải và các đối tượng kiểm dịch khác từ vùng đang có dịch;
c) Cấm nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật, bưu kiện, đồ uống, thực phẩm có khả năng làm lây truyền dịch từ vùng đang có dịch;
d) Các phương tiện vận tải từ vùng có dịch đến phải được kiểm dịch tại cửa khẩu đầu tiên, và phải xử lý y tế, được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thì mới được di chuyển đến địa điểm khác.
3. Khi dịch bệnh chấm dứt, Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo trong toàn quốc và với quốc tế về việc chấm dứt dịch bệnh.
Một khu vực được coi là hết dịch nếu đủ các điều kiện sau:
a) Đối với bệnh dịch hạch, bệnh tả sau thời gian 6 ngày kể từ khi truờng hợp cuối cùng xảy ra và không còn dấu hiệu lây truyền bệnh;
b) Đối với bệnh sốt vàng không do muỗi Aedes aegypti truyền, sau 3 tháng mà không có dấu hiệu về sự hoạt động của vi rút sốt vàng;
c) Đối với bệnh sốt vàng do muỗi Aedes aegypti truyền, sau 1 tháng kể từ khi xảy ra trường hợp cuối cùng.
Biểu mức lệ phí phải được niêm yết tại các cơ quan kiểm dịch y tế biên giới.
Khi có thay đổi giá biểu lệ phí, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo cho các đối tượng kiểm dịch trước khi thực hiện 15 ngày.
- 1Nghị định thư số 100/2004/LPQT về việc sửa đổi bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 2Nghị định 248-TTg năm 1958 về việc Tổ chức việc kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay, cửa khẩu quan trọng khác dọc theo biên giới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 103/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới
- 1Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT-BYT-BNG hướng dẫn Điều 9, Khoản 1 Điều 48 Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kèm theo Nghị định 41/1998/NĐ-CP do Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Nghị định thư số 100/2004/LPQT về việc sửa đổi bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 3Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 5Nghị định 248-TTg năm 1958 về việc Tổ chức việc kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay, cửa khẩu quan trọng khác dọc theo biên giới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT/BNN-BYT hướng dẫn thi hành điều 4, điều 51 Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước CHXHCN Việt Nam kèm theo Nghị định 41/1998/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 10/1998/TT-BYT hướng dẫn Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
Nghị định 41/1998/NĐ-CP về Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Số hiệu: 41/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/06/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 01/07/1998
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra