Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017 |
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, bao gồm: Cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi (sau đây gọi chung là cảng biển).
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển.
2. Doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển.
Điều 4. Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển
1. Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.
3. Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
1. Doanh nghiệp cảng phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
1. Điều kiện về tổ chức bộ máy:
a) Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển;
b) Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định;
c) Có bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
2. Điều kiện về nhân lực:
a) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, kinh tế hoặc thương mại và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác cảng biển 05 năm trở lên;
b) Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
c) Người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động của cảng biển phải được đào tạo, tập huấn và được cấp chứng nhận về phòng chống cháy, chữa cháy; an toàn vệ sinh lao động theo quy định.
1. Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi với thời gian thuê kho, bãi tối thiểu là 05 năm, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Doanh nghiệp cảng phải có đầy đủ các trang thiết bị bốc xếp, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị cần thiết khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động bốc, dỡ hàng hóa và phù hợp với công năng, mục đích hoạt động của cảng biển đã được công bố.
Điều 8. Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ
1. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
2. Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
1. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).
2. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với cảng biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại khu vực cảng biển theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường.
Chương III
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
Điều 10. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
1. Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam; hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh quy định tại
d) Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Nội dung của Giấy chứng nhận được thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 11. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận
1. Việc cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Doanh nghiệp cảng gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận (nếu có).
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp cảng hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận và gửi kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp cảng hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Khi cấp lại Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận mới về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận cũ.
Điều 12. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cảng đã vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đã chứng minh doanh nghiệp cảng có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Doanh nghiệp cảng cố ý cung cấp sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và thông báo cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời công bố thông tin doanh nghiệp cảng bị thu hồi Giấy chứng nhận trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan và doanh nghiệp cảng
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam;
b) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, đánh giá, công nhận cảng biển điều kiện kinh doanh khai thác và quản lý các dữ liệu có liên quan;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
d) Tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến cảng biển bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ trong nước và trên thế giới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống cháy nổ, kế hoạch an ninh cảng biển đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của cảng biển hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
Các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1Thông tư 25/2013/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 2792/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu lựa chọn bên thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 28/2015/TT-BGTVT sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách Nhà nước và quản lý Nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải theo Thông tư 25/2013/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 1Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải
- 2Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT năm 2018 hợp nhất Nghị định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Nghị định 69/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải
- 4Văn bản hợp nhất 60/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông tư 25/2013/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 2792/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu lựa chọn bên thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 8Thông tư 28/2015/TT-BGTVT sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách Nhà nước và quản lý Nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải theo Thông tư 25/2013/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 9Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 10Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 11Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- 12Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
- 13Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
- Số hiệu: 37/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/04/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 273 đến số 274
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra