Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VÀ BỘ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 369-NĐ | Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 1957 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BỘ BƯU ĐIỆN
Căn cứ thể lệ vận tải đường bộ ban hành kèm theo Nghị định số 09-NĐ ngày 07 tháng 3 năm 1956;
Căn cứ điều lệ tạm thời về vận chuyển hàng hoá trên đường bộ và đường thủy ban hành kèm theo Nghị định số 40-NĐ ngày 23 tháng 02 năm 1957;
Căn cứ thể lệ chuyên chở hàng hóa của đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 252-NĐ ngày 19 tháng 8 năm 1957;
Theo đề nghị của các ông: Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, Giám đốc Nha Giao thông, Giám đốc Cục Vận tải thủy và Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt,
NGHỊ ĐỊNH:
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Dung |
VỀ VẬN CHUYỂN THƯ TÍN, BÁO CHÍ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN TRÊN CÁC ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY
Thể lệ vận tải đường bộ ban hành kèm theo nghị định số 09-NĐ ngày 07 tháng 3 năm 1956.
Điều lệ tạm thời về vận chuyển hàng hóa trên đường bộ và đường thủy ban hành kèm theo nghị định số 40-NĐ ngày 23 tháng 02 năm 1957.
Thể lệ chuyên chở hàng hóa của Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo nghị định số 252-NĐ ngày 19/8/1957.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH VẬN TẢI
Trường hợp xe đi sau đã chở nặng, không thể chở hết bưu phẩm, bưu kiện và hộ tống viên thì chở những gói thư tín, báo chí và hộ tống viên. Những gói bưu kiện, bưu phẩm khác (cồng kềnh và không cần nhanh chóng như thư tín và báo chí) thì chủ xe hay người thay mặt chủ xe của chiếc xe hỏng có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận và chuyển tiếp đến Bưu cục nhận.
Điều 5. Trường hợp xe, tàu bị tai nạn, túi gói của bưu điện phải được ưu tiên cấp cứu.
Vị trí toa chở bưu phẩm phải móc cố định trong các chuyến và toa phải có đủ ánh sáng cho hộ tống viên bưu điện làm việc được thuận tiện. Trường hợp vị trí toa chở bưu phẩm thay đổi bất thường thì ga lập tàu có nhiệm vụ báo cho các ga đến để báo cho nhân viên giao nhận thư của bưu điện biết vị trí thay đổi của toa. Mỗi khi thay đổi giờ tàu và số hiệu tàu, đường sắt phải báo cho bưu điện biết trước 36 tiếng đồng hồ (trong trường hợp bình thường) hoặc 4, 5 tiếng đồng hồ (trong trường hợp đặc biệt).
Những hàng hóa không phải là bưu phẩm, bưu kiện là những loại hàng không cho vào bao túi và không có gắn xi và dấu của bưu điện.
Khi khám xét, nếu phát hiện có những chất dễ bốc cháy, thuốc nổ thì chủ phương tiện có quyền lập biên bản giữ số thuốc và những chất ấy nộp cho công an đồng thời báo cho bưu cục nơi hộ tống viên biết. Nếu phát hiện ra hàng hóa không phải là bưu phẩm, bưu kiện thì có quyền bất hộ tống viên phải bỏ những thứ ấy ra ngoài phạm vi chỗ để bưu phẩm và trả cước chuyên chở hàng hóa ấy (nếu xét cần) và đồng thời báo cho công an thuế vụ nếu nghi đó là hàng cấm sản xuất chuyên chở hoặc tàng trữ hay hàng buôn bán lậu thuế.
Mặc dầu vì vô tình hay hữu ý của hộ tống viên mà trong chỗ để bưu phẩm có những hàng hóa không phải bưu phẩm, bưu kiện hoặc những chất nổ, chất dễ cháy hộ tống viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phạm pháp ấy.
Điều 9. Bưu điện phải giao nhận gói bưu phẩm và bưu kiện đúng giờ.
a. Nếu là giữa bưu điện và vận tải quốc doanh thì hai bên có nhiệm vụ báo cáo cho ông Giám đốc Bưu điện trung ương và ông Giám đốc ngành vận tải của mình, cùng nhau thương lượng giải quyết; giải quyết không xong mới báo cáo về Bộ Giao thông và Bưu điện xét và quyết định.
b. Nếu là giữa bưu điện và nhà vận tải tư doanh thì một trong hai bên có quyền khiếu nại trước tòa án.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Dung |
- 1Nghị định 40-NĐ năm 1957 Ban hành bản điều lệ tạm thời về chuyển vận hàng hóa trên đường bộ và đường thủy do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 2Nghị định 252-NĐ năm 1957 về thể lệ vận chuyển hàng hóa trên tất cả các đường sắt đang khai thác ở miền Bắc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 1Nghị định 40-NĐ năm 1957 Ban hành bản điều lệ tạm thời về chuyển vận hàng hóa trên đường bộ và đường thủy do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 2Nghị định 252-NĐ năm 1957 về thể lệ vận chuyển hàng hóa trên tất cả các đường sắt đang khai thác ở miền Bắc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
Nghị định 369-NĐ năm 1957 về Thể lệ tạm thời về vận chuyển thư tín, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bộ, đường sắt, đường thủy do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- Số hiệu: 369-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/11/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Lê Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 49
- Ngày hiệu lực: 15/11/1957
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra