BỘ CÔNG AN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 35-NĐ/CA | Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 1959 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Điều lệ số 488/TTg ngày 30-3-1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký các loại kinh doanh công thương nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 557/TTg ngày 11-7-1955 của Thủ tướng Chính phủ về phân công các ngành đăng ký công thương nghiệp;
Để bảo đảm trật tự trị an, ngăn ngừa những phần tử lợi dụng hoạt động phi pháp, bảo hộ việc kinh doanh chính đáng của những chủ chứa trọ;
Sau khi thoả thuận với Bộ Thương nghiệp và sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
NGHỊ ĐỊNH
Một đơn xin phép làm nghề.
Một bản lý lịch chủ hiệu và lý lịch những người góp cổ phần có chững thực của Uỷ ban hành chính khu phố (mỗi lý lịch phải kèm theo một chiếc ảnh khổ 4x6 phân, nửa người, mới chụp, không đội nón, mũ, nghiêng mặt 2/3 về phía tay trái).
- Một bản danh sách những người phục vụ có ghi lý lịch đơn giản .
- Một bản sơ đồ khu vực nhà trình bày thấy được cảnh bố trí bên trong.
Trong khi chờ đợi cơ quan công an xét cấp giấy phép, những người làm nghề chứa trọ nói trên vẫn được tiếp tục hoạt động cho đến khi có quyết định mới.
Điều 6: Những người làm nghề chứa trọ phải làm theo những điểm sau đây:
Không được chứa quá số người trọ mà cơ quan công an địa phương đã quy định cho mỗi khách sạn, quán trọ.
Phải treo biển hiệu trước cửa, phải đánh số phòng, số giường, có bản niêm yết giá tiền chứa trọ, phải có đủ phương tiện vệ sinh, phương tiện phòng cứu hoả và phòng chống bão.
Phải đảm bảo sự an toàn cho khách trọ, chủ ý chăm sóc người ốm, đề phòng bệnh truyêng nhiễm, phải có người thường trực.
Phải phân biệt chỗ nằm riêng giữa nam và nữ, có đủ đèn sáng suốt đêm.
Khi nhận các hành lý, giấy tờ, tư trang, tiền bạc của khách trọ gửi phải có biên lai chính thức. Trường hợp khách trọ để quên các thứ đó cần phải ghi vào sổ và trình đồn công an giải quyết.
Khi biết những phần tử khả nghi, gián điệp, lưu manh, gái điếm, tù trốn, buôn lậu hoặc những hiện tượng phi pháp khác phải lập tức bao cáo cho đồn công an gần nhất.
Đối với những nơi không có đồn, trạm công an chủ chứa trọ phải mang sổ trọ và giấy tuỳ thân của khách trọ đến trình báo tại công an xóm hay bảo vệ dân phố.
Sau khi dùng hết sổ trọ, chủ hiệu phải mang nộp tại công an xã và tiếp tục dùng sổ mới.
a- Nếu vi phạm Điều 5, 6, 7, 8 và 9 trong nghị định này sẽ bị một hay nhiều hình thức kỷ luật cùng một lúc như: cảnh cáo, phạt vi cảnh, thu hồi giấy phép có thời hạn hoặc vĩnh viễn, hoặc có thể bị truy tố trước toà án.
b- Nếu vi phạm về thể lệ đăng ký kinh doanh sẽ bị xử lý theo các điều 23 và 24 Điều lệ số 489/TTg ngày 30-3-1955 của Thủ tướng Chính phủ về đăng ký kinh doanh công thương nghiệp.
Điều 13: Những quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ.
Lê Quốc Thân (Đã ký) |
Nghị định 35-NĐ/CA năm 1959 Quy định thể lệ quản lý khách sạn, quán trọ do Bộ công an ban hành
- Số hiệu: 35-NĐ/CA
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/02/1959
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Quốc Thân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 01/03/1959
- Ngày hết hiệu lực: 12/02/1980
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực