Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 330-NĐ

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 1957

NGHỊ ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH CƯỚC PHÍ BƯU ĐIỆN TRONG NƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Căn cứ vào nghị định số 01-NĐ ngày 3-1-1955, số 52-NĐ ngày 1-2-1955 và 100-NĐ ngày 7-3-1955 quy định cước phí bưu điện áp dụng trong nước:
Theo đề nghị của ông Tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện về điều chỉnh cước phí bưu điện trong nước:
Sau khi đã được Thủ tướng phủ phê chuẩn (công văn số 6232-CN ngày 11-10-1957).

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay quy định cước phí thư tín, điện báo điện thoại áp dụng trong nước như sau:

Chương 1:

CƯỚC BƯU PHẨM

Điều 2. Công văn và thư:

Mỗi bức hay mỗi gói 20 gr đầu 150 đ

20 gr hay phần lẻ 20 gr sau 80 đ

Điều 3. – Bưu thiếp trong nước:

Bưu thiếp đơn 80 đ

Bưu thiếp có trả lời 150,

Điều 4. - Ấn loát phẩm, giấy tờ giao dịch mẫu hàng:

Mỗi gói 50 gr đầu 50 đ

20 gr hay phần lẻ 20 gr sau 30,

Tối thiểu thu 80,

Điều 5. – Báo chí, tập sản xuất bản dịch định kỳ:

Mỗi gói 50 gr đầu 20 đ

50 gr hay phần lẻ 50 gr sau 1,

(không phân biệt nhà xuất bản, cơ quan và tư nhân )

Điều 6. – Danh thiếp, thiếp hiếu hỷ, thiếp mời:

Để ngỏ (không hạn chế số tiếng việt) 80 đ

Dán kín tính như thư 150,

Điều 7. – Sách đọc cho người mù: miễn cước.

Điều 8. – Bưu phẩm bảo đảm:

Cước bảo đảm 200 đ

(Ngoài cước bảo đảm tính thêm cước thường theo trọng lượng mỗi bưu phẩm)

Điều 9. – Bưu phẩm địa chỉ lưu kỷ:

Sách báo ấn phẩm mỗi gói 20 đ

Thư 1 cái 50,

Có thể thu ở người gởi, hoặc người nhận

(Dán bằng tem thư và huỷ bằng nhật ấn )

Điều 10. – Công văn hoả tốc: bãi bỏ

Điều 11. – Gói nhỏ:

Mỗi gói 50 gr đầu 150 đ

50 gr hay phần lẻ 50 gr sau 80,

Tối thiểu thu 300,

Điều 12. - Ngân vụ:

a. Chiếu theo số tiền gởi, thu cước tỉ lệ 2% tối thiểu thu 200 đ.

b. Ngoài cước tỷ lệ, mỗi Thư chuyển tiền phải trả thêm bưu phí 150 đ dán bằng tem thư.

c. Bưu điện nhận chuyển những số tiền dưới 100.000 đ. Những số tiền trên 100.000 đ chỉ nhận chuyển giữa những nơi chưa có Ngân hàng hoặc đã có Ngân hàng nhưng Ngân hàng chưa nhận chuyển.

Điều 13. - Báo phát một cuốn phẩm bảo đảm, một bưu kiện, báo trả một ngân phiếu:

a) Xin báo bằng thư ngay khi ký gửi bằng cước một bức thư thường 150 đ

- Xin báo bằng thư sau khi ký gửi bằng cước hai bức thư thường 300,

b) Xin báo bằng điện báo ngay khi ký gửi bằng cước 1 bức điện báo 10 tiếng 750,

- Xin báo bằng điện báo sau khi ký gửi bằng cước hai bức điện báo 10 tiếng 1.500,

Điều 14. – Xin Điều tra về bưu phẩm bảo đảm, bưu kiện, ngân phiếu:

Mỗi bưu phẩm hoặc nhiều bưu phẩm do một người cùng gửi tại một Bưu cục cho một người nhận: 300 đ

Bưu phẩm đã có xin báo phát không phải trả cước khiếu nại.

Cước Điều tra sẽ được hoàn lại nếu lỗi của Bưu điện;

Nếu là bưu phẩm thường thì miễn cước.

Điều 15. – Xin hoàn lại một ngân phiếu, một bưu kiện chưa gửi đi:

Hoàn trả lại cước và thu thủ tục phí mỗi ngân phiếu hay mỗi bưu kiện: 200 đ

Điều 16.Xin chuyển hồi hoặc thay địa chỉ một bưu phẩm đảm bảo, một bưu kiện, một ngân phiếu đã gửi đi:

- Bằng thư: thu cước bằng một bức thư bảo đảm: 350 đ

- Bằng điện báo: thu cước một bức điện báo theo số tiếng điện phải chuyển.

Điều 17. - Chuyển tiếp một bưu kiện đến địa chỉ khác:

Thu cước như một bưu kiện gửi từ địa chỉ cũ đến địa chỉ mới.

Điều 18. - Chuyển hồi một bưu kiện:

Thu cước như một bưu kiện gửi từ bưu cục chuyển hồi đến bưu cục gốc và cước lưu kho quá hạn nếu có.

Điều 19. - Cước lưu kho bưu kiện quá hạn:

Mỗi bưu kiện mỗi ngày quá hạn 50 đ

Điều 20. - Thuê hộp thư riêng: 1 năm 6.000 đ

6 tháng 3.000 đ

3 tháng 2.000 đ

Trả cước từng thời gian 3 tháng một. Nếu ngày xin thuê bao không trúng vào tháng đầu tam cá nguyệt thì tính cước những tháng lẻ l à 700 đ một tháng cộng với cước tam cá nguyệt sau, thu cùng một lúc.

Điều 21. - Bưu phẩm thường thiếu cước: thu gấp đôi số cước thiếu:

- Cước thiếu tối thiểu một thư 50 đ

- Cước thiếu tối thiểu một bưu phẩm khác 20 đ

Điều 22. - Bưu kiện:

Giá cước tính dựa theo giá cước vận chuyển ở ngoài cộng thêm phí tổn về nhân công, vật liệu, khấu hao, quản lý khai thác mà quy định cho từng khu vực.

Cước vận chuyển tính như sau:

a) Cước vận chuyển từ khu vực này sang khu vực kia: bằng cước vận chuyển từ trung tâm khu vực này đến trung tâm khu vực kia + cước vận chuyển bình quân trong khu.

b) Cước vận chuyển trong khu bằng cước vận chuyển thấp nhất từ khu vực ấy đến các khu vực khác.

Chương 2:

CƯỚC ĐIỆN BÁO

Điều 23. - Điện báo phổ thông, điện báo tư nhân:

Mỗi tiếng thường 75 đ

Mỗi tiếng khẩn 150 đ

Thu tối thiểu 10 tiếng.

Điều 24. – Điện báo chí:

Mỗi tiếng th ường 20 đ

Mỗi tiếng khẩn 75 đ

Thu tối thiểu 10 tiếng.

Điều 25. – Điện báo phòng không (PH.K): miễn cước.

Điều 26. – Điện báo an toàn tàu bay, tàu bể:

Thuộc loại cấp cứu (S.O.S): miễn cước, các loại khác (S.V.H): thu cước và xỷ lý như điện báo chính vụ, công ích, bão, chống lụt.

Điều 27. – Điện báo an toàn quốc gia, công ích, chính vụ, điện báo bão, chống lụt:

Mỗi tiếng 75 đ, được chuyển ưu tiên trước các loại điện báo khác và cước không tính gấp đôi.

Điều 28. – Điện báo gửi phát tại ngay Bưu cục gốc: nếu không chuyển bằng điện: thu 1/2 cước tiếng điện thường, tối thiểu thu 10 tiếng. Nếu phải chuyển một quãng đường nào bằng điện: thu cước bằng một tiếng điện thường, tối thiểu thu 10 tiếng. Phát như điện báo khẩn.

Điều 29. – Điện báo đôi chiều:(T.C)

- Mỗi tiếng thường 115 đ (cước chính mỗi tiếng75 đ cộng thêm 40 đ cước phụ).

- Mỗi tiếng khẩn 190 đ (cước chính một tiếng điện khẩn 150 đ cộng thêm 40 cước phụ).

Điều 30. – Điện báo bội diện (T.M)

a. Cước chính: mỗi tiếng75 đ, tính theo tổng số tiếng.

b. Cước phụ: mỗi bảng sao mỗi địa chỉ thu thêm ¼ cước chính của một bức điện thư ờng cùng loại và cùng số tiếng.

Khẩn chỉ tính gấp đôi phần cước chính (công sao chép một bức điện khẩn thuộc loại nào tính như công sao chép một bức điện thường loại ấy).

Điều 31. – Điện báo đánh nhiều nơi: mỗi nơi tính một lần cước.

Điều 32. – Điện báo phát nhanh (X.P).

Ngoài cước bưu điện thu trước tiền thuê phát nhanh cứ mỗi một cây số 400 đ (kể cả đi và về) tối thiểu 1.000 đ.

Điều 33. – Điện báo dùng điện thoại chuyển khi đánh đi và khi đến (trong mạng lưới nội hạt).

Ngoài cước tính bưu điện, thu thêm mỗi bức điện cứ 50 tiếng hay phần lẻ 50 tiếng 200 đ

Chỉ nhận và chuyển điện báo bằng minh ngữ Việt-nam. Không hạn chế số tiếng.

Điều 34. – Điện báo chuyển tiếp: tính như bức điện mới theo số tiếng mới sau khi đã sửa lại địa chỉ.

Điều 35. - Báo phát điện báo:

a) – Xin báo bằng điện báo ngay lúc gửi 750 đ

- Xin báo bằng điện báo sau khi gửi 1500 đ

b) – Xin báo bằng thư ngay lúc gửi 150 đ

- Xin báo bằng thư sau khi g ửi 300 đ

Điều 36. – Xin xem bức điện gốc đã chuyển đi: xem ngay *** 200 đ

Điều 37. – Xin bảng sao bức điện:

Cứ 50 tiếng hay phần lẻ 50 tiếng 200 đ

Điều 38. – Xin huỷ bỏ một điện báo chưa đánh đi:

Hoàn lại cước và giữ lại phần thủ tục phí nội điện báo 200 đ

Điều 39. – Đăng ký tên tắt điện báo:

1 năm 10.000 đ

6 tháng 6.000 đ

3 tháng 3.000 đ

thu từ 3 tháng một trở l ên, kể từ ngày đăng ký.

Điều 40. –Thẻ gửi điện báo chí, điện báo công ích:1.000 đ

Điều 41. –Xin lại biên lai vì mất biên lai cũ:

Mỗi biên lai 200 đ

Điều 42. –Xin Điều tra một bức điện ghi chậm hoặc không đến nơi: 300 Những bức điện có báo phát không phải trả cước Điều tra. Cước Điều tra được hoàn lại nếu lỗi về Bưu điện.

Điều 43. – Điện báo viết bằng ngoại ngữ đã được quy định trong thể lệ:

Mỗi tiếng thường 150 đ

Mỗi tiếng khẩn 300 đ

Điều 44. – Điện báo địa chỉ lưu ký:

- Thường (GP) ngoài cước chính, thu thêm cước lưu ký 50 đ dán bằng tem thư thu ngay khi ký gửi.

- Bảo đảm (GPR) ngoài cước chính, thu thêm cước lưu ký 250 đ (lưu ký 50 + bảo đảm 200 đ)

Điều 45. - Phát điện báo địa chỉ tắt hết hạn đăng ký:

Mọi bức 200 đ

Điều 46. – Điện báo tàu bể:

Tàu ngoại quốc mỗi tiếng thường 1,03 frane or

Tàu ngoại quốc mỗi tiếng khẩn 1,26 frane or

Tàu Việt nam mỗi tiếng thường 0,55 frane or

Tàu Việt nam mỗi tiếng kh ẩn 0,70 frane or

tối thiểu thu 10 tiếng

Điều 47. – Điện báo dùng máy điện báo:

Để chuyển khi đánh đi và khi đến trên các đường dây giây chuyển dụng.

Ngoài cước chính Bưu điện thu thêm mỗi bức cứ 50 tiếng hay phần lẻ 50 tiếng: 200 đ

Chương 3:

CƯỚC ĐIỆN THOẠI NỘI HẠT

Điều 48. - Máy chính (gồm cước thuê giây, tu bổ giây, thuê máy, tu bổ máy, pile). Mỗi máy một tháng:

Trong mạng lưới từ 1 đến 50 thuê bao 13.000 đ

Trong mạng lưới từ 51 đến 200 thuê bao 15.000 đ

Trong mạng lưới từ 201 đến 500 thuê bao 18.500 đ

Trong mạng lưới trên 500 thuê bao 23.500 đ

Những thuê bao nào đã ở trong khu vực kinh doanh mạng lưới nội hạt bưu điện đã trả 100% chi phí khi đặt giây thì được trừ tiền thuê giây mỗi tháng 3500 đ kể từ ngày áp dụng cước phí mới cho đến khi xây dựng lại mới mạng lưới nội hạt, hoặc không quá 3 năm kể từ ngày có nghị định cước phí mới.

Điều 49. – Máy phụ:

Trong các mạng lưới mỗi giây mỗi tháng 6.500 đ

Điều 50. - Chuông phụ đặt ngoài máy:

Mỗi chuông một tháng 1.000 đ

Điều 51. - Thuê bao bảng điện thoại - Mỗi tháng:

a) Đường dây chính nối cổng đài với Bưu điện (gồm tiền thuê dây, cước tu bổ, cước nói chuyện )

Trong mạng lưới từ 1 đến 50 thuê bao 18.000 đ

Trong mạng lưới từ 51 đến 200 thuê bao 22.500 đ

Trong mạng lưới từ 201 đến 500 thuê bao 31.500 đ

Trong mạng lưới trên 500 thuê bao 45.000 đ

b) Thuê và tu bổ bảng điện thoại (kể cả pile) trong các mạng lưới:từ 2 đến 10 số 10.000 đ.

trên 10 đến 20 số 15.000 đ

trên 20 đến 50 số 27.000 đ

trên 50 đến 100 số 39.500 đ

c) Thuê, tu bổ máy nhánh (kể cả đường dây nhánh và pile) trong các mạng lưới mỗi tháng 4.500 đ.

Điều 52. - Máy nối thẳng:

a. Máy nối thẳng qua phân tuyến Bưu điện (kể cả hai máy ) mỗi tháng: 17.000 đ

b. Máy nối thẳng không qua phân tuyến Bưu điện (kể cả hai máy ) mỗi tháng: 12.500 đ

Điều 53. - Nói điện thoại ở phòng công cộng trong mạng lưới nội hạt (tính theo đơn vị 3 phút hay phần lẻ 3 phút cũng tính 1 đơn vị) trong giờm ở cửa làm việc mỗi đơn vị: 200 đ

Điều 54. - Nói điện thoại ở máy thuê bao:

Ngoài giờm ở cửa làm việc mỗi đơn vị 200 đ (theo giờm là Tổng cục Bưu điện quy định cho từng Bưu cục )

Điều 55. - Đặt máy chính và tổng đài:

Thuê bao trả thực chi công và vật liệu từ đầu giây ở cột ngoài đường vào máy chính hoặc vào tổng đài thêm 20 % quản lý phí.

Điều 57. - Chuyển máy hoặc di chuyển đường giây:

Thuê bao trả chi phí về công chuyển máy hoặc di chuyển đường giây và vật liệu thêm 20% quản lý phí. Tối thiểu thu 1.500đ về công chuyên môn; vật liệu, nhân công thuê tính ngoài.

Điều 58. - Đặt giây ngoài khu vực kinh doanh:

Thuê bao trả thực chi công, vật liệu về phân ngoài khu vực kinh doanh từ cột phân điện khu vực kinh doanh đến nhà thuê bao thêm 20% quản lý phí.

Điều 59. – Tu bổ giây ngoài khu v ực kinh doanh:

Ngoài khu vực kinh doanh trong phạm vi 3 km theo chiều dài đường dây cứ 100 m tính 100 đ mỗi tháng, tối thiểu 1.000 đ. Cột hỏng phải thay thuê bao phải chịu chi phí cộng thêm 20 % quản lý phí.

Đối với những nơi nào chưa quy định khu vực kinh doanh, tạm thời Bưu điện đảm nhiệm việc tu bổ thường xuyên trong phạm vi 3 km theo đường giây, mỗi tháng 1.000 đ. Cột hỏng phải thay thuê bao phải chịu chi phí cộng thêm 20 % quản lý phí.

Ngoài khu vực kinh doanh ngoài phạm vi 3 km theo thực chỉ thêm 20 % quản lý phí.

Điều 60. - Nhượng máy:

Thu ở thuê bao kế tục về thủ tục phí: 5.000 đ

Điều 61. - Thuê giây:

Trên ngành nguyên tắc ngành Bưu điện không đặt vấn đề cho thuê giây vì không có đủ khả năng cước ổn định chỉ tạm thời giải quyết một vài trường hợp đặc biệt như phục vụ chống lụt, mít ting v.v…

1 tháng 20 %

3 tháng 45%

6 tháng 60%

9 tháng 70%

trên 9 tháng 100%

Tính theo đơn vị tháng, không đủ 1 tháng cũng tính 1 tháng.

Thuê bao phải trả tiền thuê giây, tiền mắc dây, tiền gỡ giây và 20% quản lý phí .

Điều 62. - Thuê cột để mắc dây:

Cột gỗ, cột tre, luồng mỗi cột mỗi tháng 300 đ

Cột sắt, ciment luồng mỗi cột mỗi tháng 200 đ

Ngoài khu vực kinh doanh trên 1 đường cột có nhiều thuê bao đi chung, những thuê bao sử dụng chung cột sẽ chia nhau đài thọ về chi phí tu sửa, nhân công, vật liệu cộng thêm 20% quản lý phí.

Điều 63. – Trông nom tổng đài tư:

Tổng đài từ 2 đến 10 số: 3.000 đ

trên 10 đến 20 số: 4.500,

trên 20 đến 50 số:7.500,

trên 50 đến 100 số: 10.000,

Điều 64. - Trông nom máy điện thoại tư:

Mỗi máy mỗi tháng 2.000 đ

Các bộ phận cần phải thay tính riêng theo giá của bưu điện cộng thêm 20% quản lý phí.

Điều 65. - Trông nom máy nhánh tư (kể cả đường dây nhánh trong phạm vi 200 m) 2500 đ

Ngoài phạm vi 200 m tính thêm cứ 100 m: 100 đ một tháng.

Điều 66. – Danh bạ điện thoại: mỗi máy chính được phát một quyền không tính tiền.

Nếu lấy thêm sẽ tính theo giá thành của bưu điện cộng thêm 20 % quản lý phí.

Chương 4:

CƯỚC ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI

Điều 67. – Điện thoại gọi số:

Tính theo đơn vị 3 phút.Thường:

từ 0 đến 25km 600 đ

trên 25 đến 50 km 900,

trên 50 đến 100 km 1200,

trên 100 đến 150 km 1500,

trên 150 đến 200 km 1800,

trên 200 đến 250 km 2100,

trên 250 đến 300 km 2400,

trên 300 km cứ 100 km thu thêm 300,

khẩn tinh gấp đôi.

Điều 68. – Điện thoại báo trước: báo trước cho người được gọi ở máy thuê bao để chuẩn bị nói chuyện điện thoại: thu 1/3 đơn vị trên đường nói chuyện điện thoại.

Điều 69. – Điện thoại giấy báo gọi: giấy báo người đến phòng công cộng nói điện thoại:thu 1/3 đơn vị trên đường nói chuyện điện thoại.

Điều 70. - Xoá sổ ghi phải nộp cước:

a. Xoá điện thoại báo trước hoặc xin huỷ lấy báo gọi: chưa chuyển: hoàn lại cước, thu thủ tục phí 200; đã chuyển rồi; không hoàn lại cước.

b. Xin huỷ cuộc đàm thoại: chưa chuyển: thu thủ tục phí 200 đ, đã chuyển rồi: thu 1/2 đơn vị đàm thoại trên quãng đường xin nói chuyện trong những trường hợp:

1 - Người hoặc số được gọi không trả lời, người được gọi đi vắng, hoặc từ chối nói chuyện.

2 - Đã cho liên lạc đàm thoại nhưng không nói chuyện.

3 - Người hoặc số xin huỷ không muốn nói chuyện.

Điều 71. - Thuê đường điện thoại đường dài:

Tính cước như mỗi ngày nói chuyện 100 đơn vị điện thoại thường, mỗi tháng tính 30 ngày.

Chương 5:

THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Điều 72. – Nghị định này được thi hành kể từ ngày 1-11-1957 các thể lệ và nghị định trước trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 73. - Các ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện chiếu nghị định thi hành.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN




Nguyễn Văn Trân

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 330-NĐ năm 1957 về việc điều chỉnh cước phí bưu điện trong nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành

  • Số hiệu: 330-NĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 23/10/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
  • Người ký: Nguyễn Văn Trân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 45
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản