CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2001 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 31/2001/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này thì phải bị xử phạt hành chính.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định trong Nghị định này bao gồm: những hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các hoạt động báo chí (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm); điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh; quyền tác giả; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; bảo tồn bảo tàng; thư viện; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá; công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
3. Vi phạm hành chính trong các hoạt động báo chí, xuất bản, điện ảnh, xuất khẩu văn hoá phẩm có nội dung tiết lộ bí mật nhà nước thì áp dụng theo quy định tại các điểm c, e, m khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh; quyền tác giả; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; bảo tồn bảo tàng; thư viện là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động xuất bản, xuất bản báo chí, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b, d khoản 3, Điều 11 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
4. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.
2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp được quy định tại Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin phải xử phạt đúng thẩm quyền; đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt, những vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, người thụ lý phải lập biên bản, chuyển giao biên bản, các tài liệu có liên quan khác và tang vật, phương tiện vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khác
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và biện pháp được quy định đối với hành vi đó theo quy định của pháp luật.
2. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
4. Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 6. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động báo chí;
b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động báo chí dưới bất cứ hình thức nào;
b) Cơ quan, tổ chức hoạt động xuất bản báo chí mà không có giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi vi phạm điểm a khoản 2 hoặc tái phạm khoản 1 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về trình bày báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày báo chí;
b) Trình bày trang 1 báo, bìa 1 tạp chí không phù hợp với nội dung báo chí;
c) Minh họa không phù hợp nội dung báo chí, khiến người đọc hiểu sai nội dung vấn đề báo chí nêu ra.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ấn phẩm báo chí đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Điều 8. Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện cải chính không đúng các quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ;
b) Thực hiện không đúng các quy định về đăng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về thời gian cải chính.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Buộc phải bồi thường về thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về cải chính gây ra. Nếu mức bồi thường vượt quá 1.000.000 đồng thì được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 9. Vi phạm quy định về những điều không được thông tin trên báo chí
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công bố thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc chủ sở hữu hợp pháp bức thư đó;
c) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các bản tin, bài viết, hình ảnh;
b) Đăng, phát tranh ảnh kích dâm; khoả thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;
d) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với một tổ chức, cá nhân.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng, phát lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành hoặc tịch thu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ấn phẩm, tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này nếu gây thiệt hại còn bị áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quyền cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân được quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 7 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
dự, nhân phẩm, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác hoặc cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động;
b) Sử dụng thẻ nhà báo không đúng nhiệm vụ được giao.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Lợi dụng tư cách nhà báo để can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Bồi thường thiệt hại cho nhà báo được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi vi phạm điểm a khoản 2 Điều này, nếu mức bồi thường quá 1.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo từ 1 năm đến 2 năm đối với hành vi vi phạm khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về họp báo
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Họp báo mà không thông báo trước hoặc thông báo không đúng quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
b) Họp báo có nội dung vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức họp báo mà không được cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận hoặc đã có lệnh đình chỉ;
b) Họp báo có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Vi phạm các quy định về lưu chiểu báo chí
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời gian, số lượng lưu chiểu báo chí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu báo chí.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép xuất bản từ 1 kỳ đến 3 kỳ báo chí đối với hành vi vi phạm khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo chí
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về vị trí, tỷ lệ (theo số trang, thời lượng phát sóng) và phụ trang quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi quảng cáo có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, quảng cáo sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo và vi phạm các quy định pháp luật khác về quảng cáo nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ấn phẩm báo chí đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm các quy định về phát hành báo chí, phá hoại phương tiện hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành báo chí không đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;
b) Báo chí in không ghi giá bán hoặc bán quá giá đã ghi trên báo chí;
c) Sử dụng các băng in, sao lậu để quảng cáo cho việc bán báo chí;
d) Đại lý phát hành báo chí mà không đăng ký kinh doanh;
đ) Cản trở việc phát hành báo chí hợp pháp;
e) Phá hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc thu trực tiếp qua vệ tinh, qua mạng máy tính để thông tin lại của đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không có giấy phép của Bộ Văn hoá-Thông tin.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành ấn phẩm báo chí không có giấy phép xuất bản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Phát hành ấn phẩm báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có lệnh cấm lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ấn phẩm báo chí, tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm khoản 3 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO);
b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài( TVRO).
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO);
b) Lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO) mà không có giấy phép;
c) Cho người khác sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO).
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tịch thu hoặc buộc dỡ bỏ thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO) đối với hành vi vi phạm khoản 2 Điều này.
MỤC 2: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC XUẤT BẢN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 17. Vi phạm quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày xuất bản phẩm;
b) Trình bày bìa xuất bản phẩm không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm;
c) Minh họa không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm.
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu hành vi đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.
Điều 18. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc phát hành xuất bản phẩm hợp pháp;
b) Bán các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê các loại sách, báo, không có giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản, giấy phép nhập khẩu;
c) Bán hoặc cho thuê xuất bản phẩm có nội dung bị đánh tráo;
d) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 50 bản đến 200 bản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không nhằm mục đích kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;
b) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu trên 200 bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu;
b) Bán sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành;
c) Bán sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo mà có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 19. Vi phạm các quy định về sử dụng giấy phép hoạt động xuất bản
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh dịch vụ sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo mà không có đăng ký kinh doanh;
b) Hoạt động xuất bản không đúng địa điểm ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản;
b) Chuyển nhượng giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản hoặc giấy phép xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản hoặc giấy phép xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động phát hành sách, báo, ấn phẩm mà không có giấy phép hoạt động;
b) Hoạt động xuất bản mà không có giấy phép hoạt động.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động xuất bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định cấm đối với nội dung xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tác giả có tác phẩm xuất bản mà nội dung xúc phạm danh dự hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản những xuất bản phẩm có nội dung xúc phạm danh dự hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung thể hiện lối sống dâm ô, đồi trụy, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục; đưa tin không chính xác nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà nội dung xuất bản phẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Xuất bản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung thể hiện kích động bạo lực, tội ác, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Vi phạm các quy định về hoạt động in
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh các nghề ép nhũ, in roneo, photocopi, chế bản vi tính, in lưới (in lụa) thủ công, in khắc gỗ, đóng xén, vật tư thiết bị ngành in, sản xuất vật liệu in, dạy nghề in, nhân bản mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sửa chữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng địa chỉ đăng ký.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in;
b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động in dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động in;
d) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép hoặc hợp đồng in với số lượng từ 50 bản trở lên;
đ) Cơ sở hoạt động in, nhân bản khi phát hiện nội dung sản phẩm đặt in vi phạm Điều 22 Luật Xuất bản mà không báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) In, nhân bản xuất bản phẩm không có giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản;
b) In sản phẩm không đúng thủ tục quy định, không ký hợp đồng với bên đặt in;
c) Cơ sở in, nhân bản của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (không phải là doanh nghiệp in nhà nước) hoạt động in nội bộ mà không có giấy phép;
d) Cơ sở photocopy nhân bản báo chí, xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy, hoặc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cơ sở hoạt động kinh doanh in, nhân bản mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này).
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4, tái phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại điểm a và d khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về lưu chiểu xuất bản phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đủ số lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc nộp đủ số lượng xuất bản phẩm lưu chiểu theo quy định.
MỤC 3: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 23. Vi phạm quy định về sản xuất phim, băng hình, đĩa hình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hoạt động dịch vụ làm thư video mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quay phim ở những khu vực có biển cấm quay phim hoặc có nội dung cấm quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh;
b) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của công dân;
c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép sản xuất phim, băng hình, đĩa hình;
d) Chuyển nhượng giấy phép cho cá nhân, tổ chức khác hoặc sử dụng giấy phép của cá nhân, tổ chức khác để sản xuất phim, băng hình, đĩa hình;
đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép sản xuất phim, băng hình, đĩa hình.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình nhằm mục đích phổ biến rộng rãi mà không có giấy phép;
b) Cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài hoặc hợp tác làm phim với nước ngoài không đúng nội dung quy định trong giấy phép;
c) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, khuyến khích tệ nạn xã hội, hành vi tội ác, mê tín dị đoan, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hoạt động dịch vụ, hợp tác làm phim với nước ngoài mà không có giấy phép.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Cá nhân, tổ chức nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam mà không có giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a và c khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về in, nhân bản, tàng trữ phim, băng hình, đĩa hình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng dưới 20 bản;
b) Tàng trữ trái phép phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng trên 100 bản.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;
b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình cho tổ chức khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức khác để hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình;
c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình;
d) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng từ 100 bản trở lên;
b) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép hoạt động nhân bản;
c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh quảng cáo những mặt hàng cấm quảng cáo vào phim, băng hình, đĩa hình.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm lưu hành;
b) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào phim, băng hình, đĩa hình đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 3, khoản 5, tái phạm điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 4 và 5, tái phạm điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về phát hành phim, băng hình, đĩa hình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 10 bản đến dưới 20 bản;
b) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng dưới 20 bản;
c) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không đúng địa điểm ghi trong giấy phép;
d) Mua, bán nhãn băng hình, đĩa hình chưa ghi đủ các đề mục theo quy định;
đ) Mua nhãn băng hình, đĩa hình giả với số lượng từ 10 đến dưới 50 nhãn;
e) Tẩy xoá, sửa đổi nhãn dán trên băng hình, đĩa hình.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành;
b) Mua, bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;
c) Đánh tráo nội dung phim, băng hình, đĩa hình đã được dán nhãn để kinh doanh;
d) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình;
đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình;
e) Mua nhãn băng hình, đĩa hình giả với số lượng từ 50 nhãn trở lên.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 100 bản trở lên;
b) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thông tin;
b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;
c) Phát hành phim, băng hình, đĩa hình chưa có quyết định cho phép lưu hành;
d) Phát hành phim, băng hình, đĩa hình quá phạm vi được phép ở trong nước;
đ) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;
e) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;
f) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thêm, bớt làm sai nội dung tác phẩm điện ảnh đã được phép phổ biến;
b) Kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép kinh doanh;
c) Sản xuất, tàng trữ, bán nhãn băng hình, đĩa hình giả;
d) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 1.000 bản trở lên.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép tác phẩm điện ảnh thuộc loại cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, hoặc tiêu hủy;
b) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 2, các điểm b, đ và e khoản 4, khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1, các điểm a, b, c và e khoản 2, khoản 3, các điểm c, và f khoản 4, các điểm a, c và d khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này;
d) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về chiếu phim, băng hình, đĩa hình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình gây ồn quá mức quy định;
b) Cho trẻ em dưới 16 tuổi vào rạp chiếu phim, nơi chiếu băng hình, đĩa hình để xem phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chiếu phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn tại nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành tại nơi công cộng;
b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình;
c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy đăng ký kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình;
d) Sửa chữa, tẩy xoá giấy đăng ký kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình.
4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim, băng hình, đĩa hình với mục đích kinh doanh mà không có giấy đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chiếu phim băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, hoặc tiêu hủy;
b) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 3, khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh không đủ số lượng, không đúng chủng loại theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo đúng quy định của pháp luật.
MỤC 4: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 28. Vi phạm quy định về nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng dưới 20 bản.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;
b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân khác để hoạt động nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng từ 100 bản đến 300 bản;
b) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc mà không có giấy phép hoạt động nhân bản.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng trên 300 bản.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu;
b) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực;
c) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc không đúng nội dung, địa điểm ghi trong giấy phép;
b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc;
c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc trích ghép thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc nhằm mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động hoặc trích ghép thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung phản động vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy đinh tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về mua, bán, cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc không đúng địa điểm ghi trong giấy đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành;
b) Mua, bán băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại in, nhân bản lậu từ 50 bản trở lên.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung cấm;
b) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc mà không có giấy đăng ký kinh doanh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký kinh doanh đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về tàng trữ, phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại in, nhân bản lậu từ 50 bản trở lên.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tàng trữ trái phép băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại cấm phổ biến;
b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để phát hành băng nhạc, đĩa nhạc.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho các đoàn, nhóm nghệ thuật, nghệ sĩ trong nước hoặc nước ngoài biểu diễn tại nơi công cộng mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin có thẩm quyền cấp hoặc tổ chức cho người không có giấy phép hành nghề biểu diễn trước công chúng nhằm mục đích thu tiền;biểu diễn nghệ thuật trước công chúng để thu tiền mà không có giấy phép hành nghề biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin cấm biểu diễn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn tác phẩm nghệ thuật chưa được phép biểu diễn ở nơi công cộng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật đã có quyết định cấm biểu diễn;
b) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung kích động chiến tranh xâm lược, gây chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về nếp sống
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người say rượu vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;
ưb) Hành nghề mê tín như: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức mê tín khác;
c) Say rượu ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác;
d) Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu xung công quỹ Nhà nước số thu bất chính đối với hành vi quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại nơi công cộng từ 24 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp quy định tại
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;
b) Sử dụng vũ nữ mà không đăng ký danh sách với cơ quan có thẩm quyền;
c) Phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa tại nơi tổ chức hoạt động văn hoá - nghệ thuật.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;
b) Che kín, không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke;
c) Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke khi đang hoạt động;
d) Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, vũ trường, chiếu phim, chiếu băng hình, đĩa hình, karaoke gây ồn quá mức quy định.
4. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng một vũ nữ làm việc tại vũ trường mà không ký kết hợp đồng lao động.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi tái phạm quy định tại các khoản1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 35. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh hoặc các hình thức khác để quảng cáo, cổ động tại nơi công cộng mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động vũ trường quá giờ được phép.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung không đúng quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke, thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang;
c) Tổ chức trò chơi điện tử và các trò chơi khác để kinh doanh mà có nội dung phản động, đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, đánh bạc;
d) Tổ chức thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang không đúng nội dung được phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không có giấy phép;
b) Tổ chức thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang mà không có giấy phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 3, tái phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về sản xuất, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử mà không có đăng ký kinh doanh;
b) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung độc hại khác nhưng không thuộc quy định tại điểm b khoản này;
d) Sản xuất, nhân bản băng, đĩa trò chơi điện tử mà không có đăng ký kinh doanh;
đ) Lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm lưu hành tại nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, nhân bản băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;
b) Sản xuất, nhập khẩu máy, nhập khẩu băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;
c) Cài đặt chương trình trò chơi điện tử có nội dung cấm vào máy tính để lưu hành.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng đăng ký kinh doanh đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1, các điểm a và c khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1, điểm a và c khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cá nhân tổ chức vi phạm còn bị buộc xoá bỏ chương trình trò chơi điện tử quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, phim, băng hình, đĩa hình, băng nhạc, đĩa nhạc hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke và những hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá khác mà biết nơi cho thuê, cho mượn được sử dụng cho hoạt động mại dâm, nghiện hút, ma túy, đánh bạc mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc tố giác.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc hoặc "cá độ" được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác;
c) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá công cộng khác;
b) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hoá tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;
b) Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;
b) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;
b) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đến 6 tháng đối với người biểu diễn có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng đăng ký kinh doanh đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 39. Vi phạm các quy định sản xuất, đốt hàng mã
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt hàng mã tại nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hàng mã; tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
MỤC 6: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC MỸ THUẬT, TRIỂN LÃM, NHIẾP ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 40. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật không đúng địa điểm đăng ký;
b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh truyền thần, dịch thuật.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật không có đăng ký kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng mà không được phép;
b) Tổ chức triển lãm văn hoá nghệ thuật mà không có giấy phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.
5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn bị buộc dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép.
Điều 41. Vi phạm các quy định cấm trong lĩnh vực mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Chụp ảnh ở khu vực có biển cấm;
b) Lồng ghép ảnh gây hậu quả xấu cho quan hệ của người khác hoặc xúc phạm cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm chưa được phép phổ biến.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm ra tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, dịch sách, báo có nội dung độc hại để phổ biến hoặc tàng trữ nhằm mục đích phổ biến.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh và những sản phẩm văn hoá nghệ thuật khác thuộc loại cấm phổ biến.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung độc hại nhưng không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này.
7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này còn bị buộc dỡ bỏ công trình đã xây dựng.
MỤC 7: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 42. Vi phạm các quy định về nhân bản, tái bản, sao, lắp ghép tác phẩm, sản phẩm, chương trình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi nhân bản, sao, lắp ghép băng nhạc, đĩa nhạc để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim, băng hình, đĩa hình để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sao lại tác phẩm tạo hình mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm;
b) Lắp ghép chương trình phim, băng hình, đĩa hình để kinh doanh, quảng cáo mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;
c) Bán bản sao tác phẩm tạo hình mà bản sao đó không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến nhằm mục đích kinh doanh khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu chương trình;
b) Sao tác phẩm kiến trúc mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân bản, tái bản tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa học để kinh doanh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;
b) Sao phần mềm máy tính mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
Điều 43. Vi phạm các quy định về trích dẫn, thêm bớt, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trích dẫn tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không đề tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dịch, biên soạn, phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc;
b) Thêm, bớt hoặc làm thay đổi nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà không được tác giả đồng ý.
Điều 44. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến, biểu diễn tác phẩm ở trong nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trưng bầy, triển lãm tác phẩm nghệ thuật mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm âm nhạc mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Công bố, phổ biến tác phẩm đồng tác giả mà không được sự đồng ý của đồng tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
c) Ghi âm, ghi hình hoặc trực tiếp phát sóng từ nơi đang biểu diễn mà không được sự đồng ý của người biểu diễn, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 761 Bộ luật Dân sự.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Biểu diễn tác phẩm sân khấu mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Phát sóng những bộ phim, băng hình khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả;
c) Công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả bị cấm công bố phổ biến tác phẩm.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
MỤC 8: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO, VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 45.Vi phạm các quy định về giấy phép quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng áp phích, tờ rời, tờ gấp, thư và các hình thức tương tự khác không có giấy phép.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo bằng băng rôn không có giấy phép;
b) Nhận vẽ, trình bầy bảng, biển quảng cáo mà khách hàng chưa được cấp giấy phép quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi số giấy phép, thời hạn hoặc tên chủ dịch vụ quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo hoặc số giấy phép trên xuất bản phẩm quảng cáo;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá hoặc quảng cáo hoạt động của cơ sở mà không có giấy xác nhận, chứng nhận, đăng ký hoặc duyệt của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định.
4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo dược liệu, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế và những hoạt động y tế mà chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền cho phép;
b) Quảng cáo bằng bảng, biển quảng cáo quá thời hạn quy định trong giấy phép;
c) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, băng nhạc, đĩa nhạc, trên các phương tiện giao thông mà không có giấy phép;
d) Sản xuất các loại hàng quảng cáo mà người đặt hàng chưa có giấy phép quảng cáo;
đ) Quảng cáo trên mạng máy tính mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh quảng cáo với cá nhân, tổ chức nước ngoài mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cho phép;
b) Quảng cáo không có giấy phép tại nơi hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao;
c) Treo, dựng, đặt bảng, biển quảng cáo không có giấy phép;
d) Cơ quan báo chí ra thêm phụ trang, chương trình quảng cáo mà không có giấy phép.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc cho phép thực hiện quảng cáo.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
9. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ băng rôn, áp phích, tờ rời, tờ gấp hoặc bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, điểm c khoản 6 Điều này.
Điều 46. Vi phạm các quy định về hình thức, phương thức quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi dùng âm thanh quá quy định để quảng cáo từ 23 giờ đến 04 giờ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo có hình dáng, mầu sắc, hình thức thể hiện tương tự các tín hiệu giao thông, biển báo công cộng hoặc không rõ ràng, không sạch đẹp ảnh hưởng đến mỹ quan.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi 1m2 vượt quá, một lần vượt quá, một ngày vượt quá hoặc 1% vượt quá đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo vượt quá diện tích(m2) quy định trong giấy phép;
b) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, trên đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số lần cho phép trong một ngày hoặc vượt quá thời lượng (%) được phép;
c) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt;
d) Quảng cáo trên báo in vượt quá diện tích (%) cho phép;
đ) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, trên báo chí, xuất bản phẩm vượt quá số lần, số loại hàng cho phép đối với hàng hạn chế quảng cáo trong một ngày, một bản, một chương trình.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo sản phẩm hàng hoá do nước ngoài sản xuất mà không ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức, cá nhân Việt Nam làm dịch vụ quảng cáo;
b) Quảng cáo không có phần chữ Việt Nam phía trên hoặc quảng cáo không rõ tên, loại hàng hoá, sản phẩm, hoạt động được phép quảng cáo mà chỉ nêu tên hiệu, tên hãng chung chung;
c) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vi phạm khoảng cách tối thiểu được quy định giữa hai đợt quảng cáo;
d) Sử dụng nghiệp vụ xổ số để quảng cáo không đúng quy định của Bộ Tài chính;
đ) Quảng cáo không dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 194/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam);
e) Quảng cáo được phép có phần chữ nước ngoài mà chữ nước ngoài lớn hơn 2 lần chữ Việt Nam hoặc phần chữ nước ngoài đặt trên phần chữ Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo trên trang nhất của báo, trên bìa 1 của tạp chí, đặc san;
b) Kinh doanh loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo;
c) Quảng cáo xen lẫn trong nội dung tin bài hoặc xen kẽ trong chương trình thời sự, hoặc xen kẽ trong chương trình chuyên đề trên đài phát thanh, đài truyền hình trái quy định trừ các chương trình tiếp âm, tiếp sóng trực tiếp của nước ngoài;
d) Quảng cáo sau nhạc hiệu Đài Phát thanh và hình hiệu Đài Truyền hình.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo;
b) Thuê quảng cáo, thuê sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh Lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca làm nền cho quảng cáo.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này.
9. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4, khoản 7 Điều này.
Điều 47. Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí, phạm vi quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng đối với mỗi áp phích, tờ rời, tờ gấp quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với mỗi băng rôn quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, dựng, đặt biển, bảng quảng cáo không đúng địa điểm, vị trí đã quy định trong giấy phép;
b) Treo, dựng, đặt biển, bảng quảng cáo trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông;
c) Quảng cáo số điện thoại địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo tại địa điểm cấm quảng cáo.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ băng rôn, áp phích, tờ rời, tờ gấp hoặc bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 buộc xoá số điện thoại, địa chỉ đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 48. Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi tranh, ảnh, áp phích, tờ rời, tờ gấp, dù che, xe đẩy, dây cờ, thùng hàng và những hình thức tương tự để quảng cáo hàng hoá, sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi quảng cáo nội dung cho báo chí, xuất bản phẩm, phim, băng hình, đĩa hình, tác phẩm nghệ thuật chưa được phép xuất bản, chưa được phép phát hành, phổ biến hoặc công diễn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã duyệt trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;
b) Quảng cáo có nội dung làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hàng hoá, sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 49. Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, đặt biển hiệu không gắn với trụ sở của cơ quan, tổ chức, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu có biển hiệu;
b) Không ghi đầy đủ hoặc viết tắt tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
c) Treo, đặt biển hiệu có kích thước, mầu sắc, kiểu chữ không đúng quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thể hiện không đầy đủ nội dung theo quy định trên biển hiệu;
b) Không sử dụng tên gọi, chữ viết bằng tiếng Việt trên biển hiệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam mà chỉ sử dụng tên gọi, chữ viết bằng tiếng nước ngoài;
c) Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam;
d) Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam;
đ) Biển hiệu có kèm nội dung quảng cáo;
e) Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài mà thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài phía trên tên bằng chữ Việt Nam;
f) Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài mà thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ biển hiệu là tang vật vi phạm.
MỤC 9: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO TỒN BẢO TÀNG, THƯ VIỆN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hoen bẩn di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường nơi có di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại hiện vật có giá trị nhỏ trong các bảo tàng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử văn hoá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hại nặng hiện vật có giá trị lớn trong bảo tàng; làm hư hại nặng di tích lịch sử văn hoá;
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật vào bất cứ mục đích gì;
c) Xây dựng trái phép tại các di tích lịch sử văn hoá.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nghiêm trọng, làm huỷ hoại các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử văn hoá.
7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:
a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 4, điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, thu hồi diện tích lấn chiếm đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều này;
c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm các quy định về khai quật khảo cổ, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện được cổ vật, di chỉ khảo cổ mà khai man hoặc dấu diếm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai quật khảo cổ học không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai quật khảo cổ học không có giấy phép; đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ;
b) Trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá mà không có giấy phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và 3 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 52. Vi phạm các quy định về bảo vệ tài liệu trong thư viện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng tài liệu, sách báo và vật mang tin khác có giá trị dưới 200.000 đồng trong các thư viện.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng sách báo, tài liệu có giá trị trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong các thư viện.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu, sách báo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên trong các thư viện;
b) Sử dụng trái phép tài liệu lưu giữ trong thư viện thuộc loại sử dụng hạn chế.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, hủy hoại tài liệu trong thư viện.
5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Vi phạm các quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu số lượng từ 10 bản trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Điều 54. Vi phạm các quy định về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng dưới 50 bản.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không đúng danh mục ghi trong giấy phép với số lượng dưới 50 bản;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng từ 50 bản trở lên;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng dưới 50 bản.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 50 bản đến dưới 500 bản.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 500 bản trở lên.
5. Phạt tiền đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị in mà không có giấy phép như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những vi phạm mà tang vật có giá trị đến 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mà tang vật có giá trị trên 100.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Điều 55. Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với văn hoá phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu băng nhạc, đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tài liệu bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu băng nhạc, đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tài liệu bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng từ 10 bản đến 100 bản;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng trên 100 bản.
4. Phạt tiền đối với việc xuất khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không được phép như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị trên 50.000.000 đồng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Điều 56. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh ra nước ngoài mà không được phép;
b) Công bố, phổ biến tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài mà không được phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến tác phẩm báo chí ra nước ngoài mà không được phép;
b) Công bố, phổ biến tác phẩm sân khấu ra nước ngoài mà không được phép;
c) Công bố, phổ biến tác phẩm âm nhạc ra nước ngoài mà không được phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến tác phẩm xuất bản ra nước ngoài mà không được phép;
b) Công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài mà không được phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến;
b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm mỹ thuật thuộc loại cấm công bố, phổ biến.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm báo chí thuộc loại cấm công bố, phổ biến; cung cấp cho báo chí nước ngoài thông tin thuộc loại cấm công bố, phổ biến ra nước ngoài;
b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm âm nhạc thuộc loại cấm công bố, phổ biến;
c) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm sân khấu thuộc loại cấm công bố, phổ biến.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm xuất bản thuộc loại cấm công bố, phổ biến;
b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm điện ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Điều 57. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 34 Luật Xuất bản đối với các vi phạm hành chính về hoạt động xuất bản, Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.
1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hoá - thông tin đang thi hành công vụ có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.
2. Chánh thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.
3. Thanh tra viên, Chánh thanh tra chuyên ngành các cấp của các ngành có liên quan đến lĩnh vực văn hoá - thông tin có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.
Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng
Lực lượng hải quan, biên phòng có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 29, 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm văn hoá được quy định tại Nghị định này.
Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát
Lực lượng cảnh sát nhân dân có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin có liên quan đến trật tự an toàn xã hội thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường
Lực lượng quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ các sản phẩm văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra lao động
Thanh tra lao động có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại
Thủ tục xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được áp dụng theo các quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà bị phạt tiền thì phải nộp tiền tại địa điểm theo quy định của pháp luật. Thủ tục thu, nộp tiền phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 65. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao quyết định xử phạt, biên bản tịch thu và toàn bộ tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan tài chính để tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Đối với tang vật là văn hoá phẩm mà chưa rõ nội dung, người ra quyết định thu giữ phải chuyển giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin để lập hội đồng giám định đánh giá nội dung.
Tang vật vi phạm là đồ cổ, tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật hoặc vật có giá trị lớn về nghệ thuật, lịch sử mà chủ sở hữu hợp pháp không phải là người thực hiện hành vi vi phạm thì trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp; nếu không xác định được chủ sở hữu hợp pháp hoặc chủ sở hữu hợp pháp là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó thì văn hoá phẩm đó thuộc sở hữu của Nhà nước.
4. Mọi trường hợp chuyển giao và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này đều phải được lập thành biên bản có ký xác nhận của các bên hữu quan.
5. Tiền thu được từ bán tang vật bị tịch thu và tiền bán đấu giá phương tiện vi phạm bị tịch thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 66. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép trong lĩnh vực văn hoá - thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 67. Thủ tục tiêu hủy văn hoá phẩm độc hại
1. Đối với báo chí, xuất bản phẩm, tác phẩm điện ảnh và những sản phẩm văn hoá khác đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, văn hoá phẩm bị tịch thu đã được giám định có nội dung độc hại và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin quyết định tiêu hủy thì phải lập thành hội đồng xử lý để tiêu hủy. Thành phần hội đồng xử lý bao gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin, cơ quan công an, tài chính và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
2. Khi tiến hành tiêu hủy văn hoá phẩm độc hại, cơ quan có trách nhiệm phải lập biên bản tiêu hủy. Biên bản phải có chữ ký xác nhận của các thành viên hội đồng tiêu hủy. Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan chứng kiến việc tiêu hủy.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn cụ thể thủ tục tiêu hủy các loại văn hoá phẩm cần phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định này.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và các quy định về khiếu nại, tố cáo khác có liên quan.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 70. Hiệu lực của Nghị định
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Những quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 4 thuộc Chương II của Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ và các quy định tại các văn bản khác có liên quan trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 71. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Luật Báo chí 1989
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Luật Xuất bản 1993
- 5Nghị định 48-CP năm 1995 về tổ chức và hoạt động Điện ảnh
- 6Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 7Bộ luật Dân sự 1995
- 8Nghị định 49-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- 9Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 10Luật Báo chí sửa đổi 1999
Nghị định 31/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin
- Số hiệu: 31/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/06/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 11/07/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực