Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48-CP NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để củng cố và xây dựng một nền điện ảnh Việt Nam dân tộc, hiện đại và nhân văn, mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá và tinh thần của nhân dân;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Phân biệt chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nghiệp của các cơ sở điện ảnh;
2. Đảm bảo quyền bình đẳng, quyền chủ động sáng tạo và quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, quyền hưởng thụ tác phẩm điện ảnh của mọi công dân;
Nghiêm cấm sản xuất, nhập khẩu và phổ biến các phim có nội dung sau:
- Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; Truyền bá tư tưởng văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái;
- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà Nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư, và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Điều 3.- Nhà nước thực hiện chính sách sau đây đối với hoạt động điện ảnh:
1. Nhà nước đặt hàng, ưu đãi về thuế, cho vay vốn với lãi xuất thấp, trợ giá cho sáng tác kịch bản, sản xuất và phổ biến các loại phim: tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim thiếu nhi, phim giáo khoa, phim tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà Nước, một số phim truyện, các hoạt động điện ảnh ở vùng núi, hải đảo... và phim thể nghiệm; Trợ giá một phần đối với việc nhập khẩu phim cho thiếu nhi và một số phim của nước ngoài có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật;
Nhà nước cấp một phần vốn lưu động cho các cơ sở sản xuất phim, các cơ sở xuất, nhập khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim là doanh nghiệp Nhà nước.
Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính ban hành quy chế về đặt hàng, ưu đãi về thuế, cho vay vốn trợ giá và cấp vốn lưu động cho các cơ sở nói trên.
2. Đầu tư có mục tiêu, có trọng điểm cho việc nghiên cứu lý luận, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thật, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại đối với các cơ sở điện ảnh của Nhà nước trên các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và bảo quản các tác phẩm điện ảnh;
3. Củng cố và tăng cường các cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp Nhà nước thành một hệ thống liên thông giữa sản xuất và tiêu thụ, trên cơ sở đó giữ vai trò định hướng trong hoạt động điện ảnh, đồng thời thực hiện xã hội hoá hoạt động điện ảnh;
4. Khuyến khích việc xuất khẩu, phổ biến những tác phẩm có giá trị của điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài và mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh;
5. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi chính sách đối với các nghệ sĩ điện ảnh chuyên nghiệp: xếp lương cơ bản theo trình độ, chất lượng cống hiến, chứ không theo thâm niên, quy định cụ thể chế độ thưởng và phụ cấp cho nghệ sỹ tuỳ theo kết quả tham gia vào tác phẩm điện ảnh. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và bộ Văn hoá - Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định nói ở trên.
Điều 4.- Tổ chức điện ảnh bao gồm:
a) Các cơ sở điện ảnh sự nghiệp, hoặc doanh nghiệp thuộc các cơ quan Nhà Nước Trung ương và tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các cơ sở điện ảnh sự nghiệp, hoặc doanh nghiệp của các tổ chức xã hội ở Trung ương và tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Các cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim.
Điều 5.- Các cơ sở điện ảnh thuộc Bộ, ngành, Trung ương bao gồm:
a) Các hãng sản xuất phim;
b) các trung tâm kỹ thuật điện ảnh;
c) Công ty xuất, nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam
d) Các công ty xuất, nhập khẩu và cung ứng vật tư điện ảnh;
e) Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và lưu trữ điện ảnh.
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không thành lập Công ty (hoặc Trung tâm) Phát hành phim và Chiếu bóng.
2. Cơ sở sản xuất phim được quyền huy động vốn của cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân để sản xuất phim. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Có kịch bản của bộ phim xin sản xuất;
3. Có kế hoạch sản xuất và phổ biến bộ phim đó.
Thủ trưởng cơ quan chủ quản và giám đốc sơ sở sản xuất phim phải chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của phim do cơ sở mình sản xuất.
Việc nhập khẩu phim để phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam đảm nhiệm, có sự phối hợp với Bộ văn hoá - Thông tin.
Việc nhập khẩu phim để lưu trữ và nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm.
(Phát hành phim và chiếu phim)
Cơ sở sản xuất phim muốn tự pháp hành phim phải đăng ký kinh doanh pháp hành theo quy định của pháp luật;
2. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim có đăng ký kinh doanh phát hành được mở các chi nhánh, đại lý, cửa hàng để phát hành sản phẩm thuộc sở hữu của mình ở các địa phương.
Các đại lý, cửa hàng bán và cho thuê băng hình hoạt động theo quy định của Bộ văn hoá - Thông tin .
Điều 19.- Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim được quyền xây dựng rạp để phổ biến phim.
Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế (kể cả của nước ngoài) liên doanh, liên kết với các cơ sở điện ảnh để cải tạo, xây dựng, quản lý rạp chiếu phim, hoặc tự bỏ vốn xây dựng, quản lý rạp chiếu phim.
1. Cơ sở chiếu phim phải có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp mới được hoạt động;
2. Mọi hoạt động chiếu phim, băng hình có bán vé thu tiền, phải sử dụng vé do ngành Tài chính phát hành thống nhất trong cả nước.
Điều 21.- Các cơ sở chiếu phim phải ưu tiên chiếu những phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá.
Mục 4: PHỔ BIẾN PHIM TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
Các Đài truyền hình trong cả nước phải ưu tiên phổ biến trên sóng truyền hình các phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá.
Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim có trách nhiệm nhận đặt hàng để cung cấp cho đài truyền hình những phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá...
2. Bộ Tài chính quy định việc trả tiền bản quyền đối với phim được phát trên sóng truyền hình.
Việc phát sóng phim trên truyền hình được thực hiện sau 9 tháng, kể từ ngày phim được phát hành vòng đầu trên mạng lưới chiếu phim, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Các đài truyền hình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.
2. Bộ văn hoá - Thông tin và đài truyền hình Việt Nam quy định cụ thể về quan hệ phối hợp giữa Điện ảnh và Truyền hình trong việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và bảo đảm quyền tác giả đối với các phim phát sóng trên truyền hình.
Điều 24.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động điện ảnh trong cả nước.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Điện ảnh dài hạn và hàng năm; Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động điện ảnh và chương trình quốc gia củng cố và phát triển điện ảnh Việt Nam; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghệ sỹ điện ảnh.
2. Xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản của Chính phủ trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh; ban hành Quyết định, Thông tư, Chỉ thị về tổ chức và hoạt động điện ảnh.
3. Cùng các ngành liên quan quyết định việc cho tổ chức, cá nhân trong nước liên doanh, liên kết, hợp tác và dịch vụ với nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh.
Xét cấp giấy phép làm phim nhất thời theo quy định tại
Xét cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu phim theo quy định tại các
Quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ những phim có nội dung xấu được quy định tại
Đình chỉ hoạt động của các cơ sở điện ảnh có vi phạm pháp luật được quy định tại
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ hoạt động điện ảnh và các quy định của pháp luật về hoạt động điện ảnh; thi hành các biện pháp để ngăn chặn những hoạt động điện ảnh trái pháp luật; Khen thưởng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh ở địa phương;
2. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập các cơ sở phát hành phim và chiếu phim của địa phương;
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động điện ảnh trên địa bàn lãnh thổ; tạm đình chỉ việc thực hiện giấy phép do Bộ văn hoá - Thông tin cấp, nếu phát hiện thấy có vi phạm và báo cáo ngay để Bộ văn hoá - Thông tin xử lý; tịch thu, thu hồi, cấm lưu hành hoặc quyết định tiêu huỷ phim nói tại
Điều 26.- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xin thành lập cơ sở điện ảnh, cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh có thẩm quyền phải trả lời; Nếu không cho phép thành lập phải nói rõ lý do. Tổ chức, cá nhân bị từ chối không cho phép thành lập cơ sở điện ảnh, có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra chuyên ngành về điện ảnh được quy định theo pháp luật về thanh tra.
Nội dung thanh tra bao gồm:
1. Thanh tra việc quản lý Nhà nước về hoạt động điện ảnh;
2. thanh tra hoạt động sản xuất phim, xuất, nhập khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim của các cơ sở điện ảnh trong cả nước;
3. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh, hoặc cơ quan thanh tra chuyên ngành về điện ảnh những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện ảnh.
Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các tác giả và tác phẩm điện ảnh có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Hội điện ảnh Việt Nam quy định các tiêu chuẩn, chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong các hoạt động sản xuất phim, xuất khẩu phim, phát hành và phổ biến phim.
Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đăng ký và thành lập lại các cơ sở điện ảnh thuộc thẩm quyền;
2. Bộ văn hoá - Thông tin quy định trách nhiệm của Công ty xuất, nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam đối với hoạt động chiếu phim trong cả nước và đối với các cơ sở sản xuất phim.
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Thông tư 61/TT-ĐA-1996 hướng dẫn Nghị định 48/CP-1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành
- 3Thông tư 06/1998/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định 48/CP-1995 về việc lưu chiểu phim Điện ảnh do Bộ Văn hoá thông tin ban hành
- 4Thông tư 28/2000/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định 26/2000/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/CP về tổ chức hoạt động điện ảnh do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành