Điều 32 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Các Khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các Khoản chi do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định, chi chăm sóc, cứu hộ động vật và các Khoản chi khác) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí.
2. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu của Nhà nước; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các Khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Việc thanh toán các Khoản chi phí được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
Đối với các loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân phát sinh thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tỷ lệ (mức) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên số tiền thu được từ xử lý tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương để áp dụng thống nhất. Mức khoán tối đa không vượt quá 40% số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; đơn vị chủ trì quản lý tài sản được chủ động sử dụng chi phí được khoán để chi cho các nội dung theo quy định.
Trường hợp trong quá trình thực hiện xử lý tài sản, chi phí xử lý thực tế vượt quá mức khoán quy định và có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi cho xử lý tài sản là cần thiết và phù hợp, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan tài chính có thẩm quyền duyệt chi quy định tại Khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định.
4. Đối với những vụ việc hình sự hoặc vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự và được cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ vụ án, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định đình chỉ vụ án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí có liên quan đến quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu của vụ việc đó từ nguồn kinh phí quy định tại
5. Đối với tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên trình tự, thủ tục chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thưởng gửi văn bản đề nghị chi thưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức thưởng cụ thể. Nội dung chủ yếu của quyết định mức thưởng gồm:
- Căn cứ pháp lý để chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Tên tổ chức, cá nhân được chi thưởng;
- Mức chi thưởng cho tổ chức, cá nhân;
- Thời hạn chi thưởng;
- Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng;
- Nguồn chi thưởng.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vụ chi thưởng, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
c) Trường hợp nguồn chi thưởng được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản này, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chi thưởng có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để chi thưởng theo quy định của pháp luật.
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức thưởng của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi thưởng thực hiện chi trả tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định.
6. Trình tự, thủ tục thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên nhưng không xác định được chủ sở hữu
a) Xác định giá trị tài sản để làm căn cứ thanh toán.
- Đối với các tài sản được xử lý theo hình thức đấu giá, giá trị tài sản làm căn cứ thanh toán được xác định theo giá trúng đấu giá;
- Đối với các trường hợp khác, giá trị tài sản do Hội đồng định giá quy định tại
b) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu.
- Đối với tài sản, sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan, có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) thì trả lại tài sản (bằng hiện vật) cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy;
- Khi nhận tài sản, tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi phí hợp lý có liên quan (chi phí tìm chủ sở hữu, chi phí vận chuyển, bảo quản và xác định giá trị tài sản). Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản không nhận tài sản hoặc không thanh toán các chi phí hợp lý có liên quan thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
c) Thanh toán trong trường hợp tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản (sau khi trừ các Khoản chi phí hợp lý có liên quan) thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó không chia được thì tổ chức, cá nhân đó được nhận tài sản (bằng hiện vật), đồng thời có trách nhiệm thanh toán các Khoản chi phí hợp lý có liên quan và Phần giá trị tài sản thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận tài sản (bằng hiện vật) mà tài sản đó có thể chia được thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được chia tài sản bằng hiện vật tương ứng với Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định.
d) Trình tự, thủ tục thanh toán.
- Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp được thanh toán Phần giá trị tài sản gửi văn bản đề nghị thanh toán Phần giá trị tài sản được hưởng tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cụ thể mức được hưởng của tổ chức, cá nhân. Nội dung chủ yếu của quyết định này gồm: Căn cứ pháp lý để thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; tên tổ chức, cá nhân được thanh toán Phần giá trị của tài sản do ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp; Phần giá trị của tài sản thanh toán cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản; chi phí tổ chức, cá nhân phải thanh toán (nếu có); hình thức thanh toán (bằng hiện vật, bằng tiền); thời hạn thanh toán; nguồn kinh phí để thanh toán (trong trường hợp thanh toán bằng tiền); cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản.
Quyết định được gửi cho đối tượng được hưởng, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán, cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp.
- Trường hợp nguồn kinh phí để thanh toán được sử dụng từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan có chức năng lưu giữ, quản lý tài sản và phí bảo đảm hàng hải thì căn cứ vào quyết định thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thanh toán có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc sử dụng các nguồn kinh phí này để thanh toán theo quy định của pháp luật;
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thanh toán thực hiện việc thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân được hưởng theo quy định;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản có nhu cầu nhận Phần giá trị tài sản bằng tiền thì tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản được thanh toán bằng tiền Phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định. Việc thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy bằng hiện vật hoặc bằng tiền do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Nghị định này quyết định.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Số hiệu: 29/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 471 đến số 472
- Ngày hiệu lực: 05/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 4. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 7. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
- Điều 8. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ
- Điều 9. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
- Điều 10. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế
- Điều 12. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với hàng hóa tồn đọng
- Điều 13. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ bị giải thể
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước
- Điều 15. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động
- Điều 16. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
- Điều 17. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 19. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 20. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 21. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 22. Thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 23. Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 24. Tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 25. Tiếp nhận, quản lý và bảo quản tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 26. Xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 27. Phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 28. Trả lại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp
- Điều 29. Các Khoản chi liên quan đến xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 30. Mức chi
- Điều 31. Nguồn kinh phí
- Điều 32. Trình tự, thủ tục thanh toán các Khoản chi quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 33. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản
- Điều 34. Xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên làm căn cứ chi thưởng, thanh toán giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên chi phí và các chi phí khác có liên quan