Điều 31 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Đối với tài sản được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán tài sản đã nộp vào tài Khoản tạm giữ của cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch) được mở tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản không đủ để thanh toán các Khoản chi phí mà tài Khoản tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị xử lý tài sản còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ thanh toán các Khoản chi phí, nếu thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
2. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức khác (chuyển giao, tiêu hủy) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại
a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý tài sản để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tài sản.
b) Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả.
3. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán Phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí để thanh toán các Khoản chi thưởng, thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và các chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định như sau:
a) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan theo quy định tại
b) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì cơ quan được giao lưu giữ, quản lý tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được tiêu hủy thì ngân sách nhà nước chi trả; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy do cấp nào tổ chức xử lý thì ngân sách cấp đó chi trả.
d) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được bán thì các Khoản chi được sử dụng từ nguồn thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy không đủ bù đắp các Khoản chi thì ngân sách nhà nước chi trả Phần chênh lệch theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.
đ) Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải thì sau khi trục vớt và đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
e) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm nhưng chưa đủ Điều kiện để khai quật, trục vớt thì ngân sách địa phương nơi có tài sản chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí để bảo vệ tài sản.
Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Số hiệu: 29/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 471 đến số 472
- Ngày hiệu lực: 05/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 4. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 7. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
- Điều 8. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ
- Điều 9. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
- Điều 10. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 11. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế
- Điều 12. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với hàng hóa tồn đọng
- Điều 13. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của quỹ bị giải thể
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước
- Điều 15. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động
- Điều 16. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư
- Điều 17. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 19. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 20. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 21. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 22. Thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 23. Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 24. Tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
- Điều 25. Tiếp nhận, quản lý và bảo quản tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 26. Xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 27. Phương án xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
- Điều 28. Trả lại tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp
- Điều 29. Các Khoản chi liên quan đến xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 30. Mức chi
- Điều 31. Nguồn kinh phí
- Điều 32. Trình tự, thủ tục thanh toán các Khoản chi quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 33. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản
- Điều 34. Xác định giá trị tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên làm căn cứ chi thưởng, thanh toán giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên chi phí và các chi phí khác có liên quan