Điều 14 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
Điều 14. Phương tiện giao thông tiếp cận
1. Đơn vị tham gia vận tải công cộng bằng xe buýt, tàu hỏa phải xây dựng phương án, trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ như sau:
a) Bảo đảm tỷ lệ xe buýt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ đến năm 2015, 2020 và 2025 theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bảo đảm đến năm 2015 có ít nhất một toa xe trong đoàn tàu chở khách liên tỉnh Bắc - Nam bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; đến năm 2020 có ít nhất một toa xe trong đoàn tàu chở khách trên tất cả các tuyến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
2. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là người khuyết tật lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được thông báo tại các nhà ga, bến đón, trả hành khách ở những nơi dễ thấy.
3. Kinh phí thực hiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, khai thác bảo đảm. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư, cải tạo phương tiện giao thông bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
4. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm rà soát, thống kê đánh giá thực trạng phương tiện giao thông công cộng chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; xây dựng kế hoạch trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- Số hiệu: 28/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/04/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 343 đến số 344
- Ngày hiệu lực: 01/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Dạng tật
- Điều 3. Mức độ khuyết tật
- Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
- Điều 5. Chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật
- Điều 6. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật
- Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Điều 8. Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật
- Điều 9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
- Điều 10. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc
- Điều 11. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
- Điều 12. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng
- Điều 13. Thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
- Điều 14. Phương tiện giao thông tiếp cận
- Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
- Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
- Điều 17. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
- Điều 18. Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và các mức cấp kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội
- Điều 19. Điều kiện đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
- Điều 21. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
- Điều 22. Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng
- Điều 23. Hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội
- Điều 24. Thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật
- Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 26. Nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tật
- Điều 27. Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 28. Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 29. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 31. Tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
- Điều 32. Trách nhiệm tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật