Điều 9 Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Điều 9. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử phải bảo đảm:
a) Tính toàn vẹn của thông tin trong quá trình niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
b) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin và sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
c) Có thể khôi phục toàn vẹn chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu tại hệ thống của tổ chức, cá nhân sau thời hạn niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
d) Xác định được việc truy cập, thay đổi nội dung của chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
3. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện các biện pháp niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử thì tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng, sửa đổi chứng từ điện tử này trong hệ thống thông tin của mình để giao dịch hoặc sử dụng cho mục đích khác.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức thâm nhập, khai thác, sao chép, sửa chữa hoặc sử dụng chứng từ điện tử khi đã bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
- Điều 6. Mã hóa chứng từ điện tử
- Điều 7. Chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại
- Điều 8. Hủy và tiêu huỷ chứng từ điện tử
- Điều 9. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử
- Điều 10. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 11. Các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân
- Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng
- Điều 14. Sử dụng chữ ký số
- Điều 15. Nội dung quản lý nhà nước
- Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương