Chương 3 Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 11. Các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính.
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân
1. Tuân thủ các quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 48 của Luật Giao dịch điện tử.
2. Được quyền lựa chọn phương thức, phương tiện thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân có chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải thực hiện khai báo toàn bộ dữ liệu có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm các điều kiện quy định tại
4. Chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng
1. Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa các bên tham gia giao dịch.
2. Thực hiện việc gửi, nhận và cung cấp đúng hạn, toàn vẹn chứng từ điện tử theo thoả thuận với các bên tham gia giao dịch.
3. Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận và chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành.
4. Bảo đảm hạ tầng kết nối; các biện pháp kiểm soát, an ninh, an toàn, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do Bộ Tài chính ban hành.
7. Được thu phí để đảm bảo duy trì hoạt động.
8. Được quyền từ chối cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đối với cơ quan tài chính, tổ chức và cá nhân không đủ điều kiện tham gia giao dịch hoặc vi phạm hợp đồng.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số và chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp .
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể danh mục các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
Điều 15. Nội dung quản lý nhà nước
1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Hướng dẫn thi hành pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Quy định kỹ thuật liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trên cơ sở tuân thủ, thống nhất và đồng bộ với các quy định kỹ thuật quốc gia liên quan đến giao dịch điện tử.
4. Tổ chức và quản lý đối với hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi quản lý;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định lộ trình hợp lý sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính của các cơ quan tài chính, tổ chức, cá nhân;
c) Tổ chức đào tạo, hướng dẫn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ ứng dụng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
d) Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy định kỹ thuật và nghiệp vụ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
đ) Thực hiện các biện pháp bảo mật, dự phòng cần thiết cho hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử thuộc phạm vi quản lý;
e) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính cho các cơ quan tài chính và tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử với cơ quan tài chính;
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.
Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
- Điều 6. Mã hóa chứng từ điện tử
- Điều 7. Chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại
- Điều 8. Hủy và tiêu huỷ chứng từ điện tử
- Điều 9. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử
- Điều 10. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
- Điều 11. Các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân
- Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng
- Điều 14. Sử dụng chữ ký số
- Điều 15. Nội dung quản lý nhà nước
- Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương