Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 261-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 1978 |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ quyết định số 216-NQ/QH K6 ngày 17-4-1978 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuuẩn việc tách Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật khỏi Bộ Lao động và đổi tên là Tổng cục Dạy nghề.
Xét yêu cầu chỉ đạo và quản lý công tác dạy nghề trong cả nước.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. – Tổng cục Dạy nghề có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ quyết định các vấn đề cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, quy chế, chính sách, chế độ về dạy nghề và bồi dưỡng nghề.
2. Hướng dẫn các Bộ, các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch dạy nghề và bồi dưỡng nghề gửi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để tổng hợp cân đối trong kế hoạch Nhà nước và trình Hội đồng Chính phủ quyết định.
3. Nghiên cứu ban hành quy chế, điều lệ cụ thể về tổ chức quản lý, công tác dạy nghề, thông tư hướng dẫn nghiệp vụ, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy cho các trường, lớp dạy nghề và bồi dưỡng nghề, và cho các trường, lớp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý thuộc hệ thống dạy nghề.
4. Hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các trường, lớp dạy nghề trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghề, nghiệp vụ dạy nghề, quy chế, chính sách, chế độ và công tác dạy nghề để bảo đảm mục tiêu đào tạo toàn diện.
5. Thống nhất hướng dẫn công tác tuyển sinh và quản lý học sinh học nghề ở trong nước và ngoài nước.
6. Tiến hành công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề và bồi dưỡng nghề theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.
7. Quản lý tổ chức; cán bộ, biên chế, kinh phí và tài sản của cơ quan Tổng cục Dạy nghề theo chính sách chế độ chung của Nhà nước.
Điều 4. – Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề gồm:
1. Văn phòng.
2. Vụ kế hoạch và tài vụ.
3. Vụ dạy nghề và bồi dưỡng nghề.
4. Vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
5. Vụ tuyển sinh và quản lý học sinh.
6. Vụ tổ chức và cán bộ.
7. Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề.
Ngoài ra, Tổng cục Dạy nghề còn trực tiếp quản lý và chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc Tổng cục.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau.
Điều 6. – Những văn bản trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ.
Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm, thi hành nghị định này.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 261-CP năm 1978 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Tổng cục Dạy nghề do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 261-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/10/1978
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra