Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 250-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 1957 |
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của Hội đồng phục viên trung ương và của Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. – Các điều khoản ban hành trước đây trái với bản điều lệ nói trên đều bãi bỏ.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN
Trong kháng chiến nam nữ thanh niên đã hăng hái tham gia quân đội chiến đấu vì quyền lợi của Tổ quốc, vì sự nghiệp của cách mạng.
Sau khi hòa bình lập lại, xuất phát từ ý chí hòa bình, từ nhu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa theo kế hoạch để kiến thiết miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Chính phủ đã chủ trương giảm bớt quân số và dần dần thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự để thay thế chế độ tình nguyện tòng quân hiện nay.
Thi hành chủ trương này một số quân nhân đã được tham gia quân đội lâu ngày sẽ lần lượt được phục viên để trở về tham gia công cuộc sản xuất và lao động kiến thiết của toàn dân và các ngành công tác khác của Chính phủ và các đoàn thể.
Những quân nhân phục viên đều là những người đã tham gia chiến đấu lâu năm, được rèn luyện và giáo dục nhiều về ý thức tổ chức, tinh thần chịu đựng gian khổ, ý thức lao động, ý thức tập thể và kỷ luật lao động. Nhưng trong anh em nhiều người đến nay cơ sở sản xuất ở địa phương và hoàn cảnh gia đình đã thay đổi; một số anh em thì sức khỏe bị kém sút.
Bản chính sách quy định dưới đây nhằm giúp đỡ các quân nhân phục viên có điều kiện khắc phục những khó khăn trước mắt, đồng thời phát huy những đức tính tốt đẹp của người quân nhân cách mạng để làm tròn nhiệm vụ của người công dân tiến bộ trong hoàn cảnh công tác mới.
ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN TRƯỚC KHI RỜI KHỎI QUÂN ĐỘI
Điều 2. - Tất cả quân nhân phục viên khi rời khỏi bộ đội đều được mang theo:
- Quân trang và vật dụng cá nhân.
- Sổ lý lịch quân nhân
- Giấy phục viên và giấy giới thiệu về địa phương hay sang các ngành khác.
- Giấy khen, bằng khen, huân chương, kỷ niệm chương (nếu có)
- Giấy chứng nhận bị thương, bị bệnh, tỷ lệ thương tật (nếu có).
Quân nhân phục viên phải hoàn lại cho đơn vị tất cả vũ khí, đồ quân dụng và những giấy tờ không cần thiết nữa như chứng minh thư, giấy ủy nhiệm, giấy công cụ.
Điều 3. - Tất cả quân nhân phục viên về địa phương được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:
Trợ cấp để về sản xuất,
Trợ cấp thâm niên,
Trợ cấp chức vụ,
Và một khoản tiền lộ phí gồm có tiền tàu, xe, tiền ăn… trong thời gian đi đường.
Những nữ quân nhân đang có thai, nếu phục viên về địa phương thì được phụ cấp về sinh đẻ theo chế độ chung và thêm hai tháng sinh hoạt phí.
ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN VỀ ĐỊA PHƯƠNG HOẶC CHUYỂN SANG CÁC NGÀNH CÔNG TÁC KHÁC
Trong việc tuyển dụng nhân viên, thu nhận học sinh, xét học bổng, các cơ quan, xí nghiệp và trường học cần chú ý quân nhân phục viên.
Điều 12. – Quân nhân phục viên về địa phương được tạm miễn đi dân công trong thời gian một năm
Thời hạn sáu tháng này cũng là thời hạn để người quân nhân phục viên bồi dưỡng về nghiệp vụ và chuyên môn trong công tác mới. Sau thời hạn này người quân nhân phục viên sẽ được xếp vào ngạch bậc của ngành công tác để hưởng lương mới.
Trong trường hợp quân nhân phục viên đã quen thuộc với công tác mình phụ trách và cơ quan có thể xếp ngạch bậc sớm hơn mà vẫn bảo đảm được mức sinh hoạt thì không nhất thiết phải đợi hết sáu tháng. Nếu đã quá sáu tháng mà cơ quan vẫn chưa xếp ngạch bậc được thì quân nhân phục viên tiếp tục hưởng theo sinh hoạt phí của bộ đội, nhưng thời gian mà cơ quan phải xếp ngạch bậc cho quân nhân phục viên không được kéo dài quá 9 tháng, kể từ ngày phục viên.
Nếu để chuyển ngành được quá sáu tháng thì quân nhân phục viên hưởng theo chế độ chung của cơ quan sử dụng. Các khoản trợ cấp này do cơ quan sử dụng đài thọ.
NHIỆM VỤ CỦA QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN
- Quân nhân phục viên về địa phương cần phải gương mẫu lao động sản xuất, tham gia công tác ở địa phương, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn để làm tròn nhiệm vụ.
- Quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác khác phải chăm chỉ làm việc, tích cực học tập chính trị và chuyên môn để nâng cao hiệu suất công tác.
- 1Quyết định 64-CP năm 1965 về chính sách đối với quân nhân tình nguyện cũ không đủ điều kiện sức khỏe phục vụ trong quân đội và đối với công nhân quốc phòng bị thương trong chiến đấu với địch do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 23-TT/LB năm 1959 sửa đổi 2 khoản tiền ăn và quân trang tại Thông tư 29-TT/LB về việc sắp xếp lương cho quân nhân chuyển ngành do liên bộ Bộ Nội Vụ- Bộ Tài Chính- Bộ Lao Động ban hành
- 3Nghị định 111-NĐ năm 1957 Quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 37-TT/LB năm 1959 về chế độ đối với cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân đủ tiêu chuẩn được chọn, giới thiệu đi học các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp niên khoá 1959 – 1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành
- 5Nghị định 500-NĐ/LB năm 1958 quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động do Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội- Bộ trưởng Bộ Tài chính- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- 6Thông tư 03-TT/LB năm 1961 giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ đối với quân nhân chuyển ngành do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành.
- 1Quyết định 64-CP năm 1965 về chính sách đối với quân nhân tình nguyện cũ không đủ điều kiện sức khỏe phục vụ trong quân đội và đối với công nhân quốc phòng bị thương trong chiến đấu với địch do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 23-TT/LB năm 1959 sửa đổi 2 khoản tiền ăn và quân trang tại Thông tư 29-TT/LB về việc sắp xếp lương cho quân nhân chuyển ngành do liên bộ Bộ Nội Vụ- Bộ Tài Chính- Bộ Lao Động ban hành
- 3Nghị định 111-NĐ năm 1957 Quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 37-TT/LB năm 1959 về chế độ đối với cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân đủ tiêu chuẩn được chọn, giới thiệu đi học các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp niên khoá 1959 – 1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành
- 5Nghị định 500-NĐ/LB năm 1958 quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động do Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội- Bộ trưởng Bộ Tài chính- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
- 6Thông tư 03-TT/LB năm 1961 giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ đối với quân nhân chuyển ngành do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành.
Nghị định 250-TTg năm 1957 ban hành bản điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên do Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 250-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/06/1957
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra