Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 39. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).
Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.
Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Số hiệu: 23/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/04/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Minh Khái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 297 đến số 298
- Ngày hiệu lực: 01/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Điều kiện thành lập
- Điều 5. Mức vốn điều lệ
- Điều 6. Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 7. Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
- Điều 8. Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Điều 9. Quy trình thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
- Điều 10. Quy trình thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập
- Điều 11. Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Điều 12. Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Điều 13. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
- Điều 14. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
- Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
- Điều 16. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
- Điều 17. Quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
- Điều 18. Quy trình chia, tách doanh nghiệp
- Điều 19. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
- Điều 20. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
- Điều 21. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 22. Các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 23. Đối tượng không được mua doanh nghiệp
- Điều 24. Nguyên tắc bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 25. Trình tự bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 26. Tổ chức đấu giá doanh nghiệp
- Điều 27. Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 28. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký mua và người trúng đấu giá
- Điều 29. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 30. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 31. Quản lý và sử dụng số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 32. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý khi bán toàn bộ doanh nghiệp
- Điều 33. Điều kiện và hình thức chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 34. Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 35. Nội dung Phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 36. Trách nhiệm trong thực hiện chuyển đổi
- Điều 37. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
- Điều 38. Quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 39. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Điều 40. Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
- Điều 41. Quy trình giải thể doanh nghiệp
- Điều 42. Quyết định giải thể doanh nghiệp
- Điều 43. Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 44. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng giải thể
- Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
- Điều 46. Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
- Điều 47. Thời hạn giải thể doanh nghiệp
- Điều 48. Các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 49. Điều kiện chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Điều 50. Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 51. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 52. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp
- Điều 53. Chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao