Điều 2 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.
2. Việc tố cáo của người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được áp dụng theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
- Điều 6. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
- Điều 7. Trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo
- Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 9. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- Điều 10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- Điều 11. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
- Điều 13. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo
- Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo
- Điều 15. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo