Chương 4 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
Điều 13. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất vụ việc, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo bằng một hoặc một số hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Việc công khai phải đảm bảo bí mật về thông tin người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 44 Luật Tố cáo.
2. Người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân theo quy định tại Điều 45, 46 Luật Tố cáo.
1. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo (quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo); phạm vi bảo vệ, trình tự thủ tục, các biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47, Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo.
Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
- Số hiệu: 22/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/02/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 277 đến số 278
- Ngày hiệu lực: 15/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân
- Điều 6. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
- Điều 7. Trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo
- Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 9. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- Điều 10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự
- Điều 11. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
- Điều 13. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo
- Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo
- Điều 15. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo