Hệ thống pháp luật

Chương 4 Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Chương 4:

VIỆC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁCSỰ NGHIỆP BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 66. – Để bảo đảm việc chi tiêu cho các chế độ bảo hiểm xã hội và các sự nghiệp bảo hiểm xã hội, nay thành lập quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước.

Quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước là quỹ độc lập thuộc ngân sách nhà nước. Mọi chi phí về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội đều do quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước đài thọ.

Nội dung thu, chi của quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ấn định sau.

Điều 67. – Tổng công đoàn Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội của công nhân, viên chức Nhà nước, cụ thể là:

- Quản lý toàn bộ quỹ, lập dự toán, quyến toán, tổng kết việc chi tiêu; hàng năm báo cáo trước Hội đồng Chính phủ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp Công đoàn trong công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

- Quy định những biện pháp thể lệ cụ thể về quản lý quỹ và chế độ kế toán, tài vụ; phân phối, điều hòa và xét duyệt dự toán hàng quý, hàng năm của cấp dưới.

- Quản lý các nhà dưỡng lão, nhà an dưỡng, nhà nghỉ mát của công nhân, viên chức nhà nước.

- Tham gia việc nghiên cứu xây dựng chính sách và chế độ về bảo hiểm xã hội với các cơ quan Nhà nước.

Điều 68. – Hàng tháng, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường phải trích nộp cho quỹ bảo hiểm xã hội một số tiền bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ tiền lương của công nhân, viên chức. Tỷ lệ này do Hội đồng Chính phủ ấn định.

Việc đôn đốc nộp tiền và việc thực hiện kế hoạch thu, chi thuộc quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng công đoàn Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước phụ trách.

Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường chưa trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, thì Ban chấp hành Công đoàn nơi đó (là cấp quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ sở) sẽ báo cho Ngân hàng mà cơ quan, xí nghiệp có tài khoản để chuyển số tiền phải nộp ấy từ tài khoản để chuyển số tiền phải nộp ấy từ tài khoản của cơ quan, xí nghiệp sang tài khoản của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở địa phương.

Điều 69. – Tiền quỹ bảo hiểm xã hội phải gửi vào Ngân hàng Nhà nước và chịu sự quản lý tiền mặt của Ngân hàng.

Các việc mở tài khoản, thủ tục nộp, trích và chuyển tiền quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng công đoàn Việt Nam cùng với Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 70. – Ở mỗi cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, sẽ thành lập một Ban Bảo hiểm xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Ban Bảo hiểm xã hội này có trách nhiệm đôn đốc việc trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, và quyết định việc chi cấp tiền bảo hiểm xã theo thể lệ đã ban hành, kiểm tra việc thu, chi các khoản tiền bảo hiểm xã hội.

Các bộ phận tài vụ, nhân sự, thống kê, lao động và tiền lương của cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường có trách nhiệm phục vụ công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của Công đoàn cơ sở. Thủ trưởng các đơn vị này có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các bộ phận ấy làm tốt công tác nói trên.

Điều 71. – Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm giám đốc sự chi tiêu quỹ bảo hiểm xã hội, hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan quản lý quỹ thi hành đúng thể lệ tài chính của Nhà nước.

Điều 72. – Chi tiết về tổ chức, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và thể lệ lập dự toán, quyết toán thu, chi của quỹ này sẽ do Tổng công đoàn ViệtNam quy định.

Nghị định 218-CP năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

  • Số hiệu: 218-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 27/12/1961
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phạm Văn Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 51
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1962
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH