Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
VỀ CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NGÀY 6/7/1995
(Ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ)
Điều 3. Đưa vào Cơ sở chữa bệnh được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
Không đưa vào Cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
- Kinh phí Nhà nước cấp;
- Kinh phí của địa phương hỗ trợ;
- Một phần kết quả lao động sản xuất của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Sự đóng góp tự nguyện của gia đình người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội ở trong nước và các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an, cơ quan Y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ người đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
1- Hồ sơ đề nghị đưa người vào Cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
- Sơ yếu lý lịch;
- Tài liệu về các vi phạm pháp luật;
- Giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ hoặc hồ sơ bệnh án của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Các biện pháp giáo dục đã áp dụng;
- Những tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người đó (nếu có).
2- Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhân được hồ sơ đề nghị đưa người vào Cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ đó cho Hội đồng Tư vấn. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, thường trực Hội đồng Tư vấn phải triệu tập phiên họp. Phiên họp Hội đồng Tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự. Hội đồng xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên của Hội đồng Tư vấn và đại diện Viện kiểm sát nhân dân.
3- Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm làm văn bản (có gửi kèm theo biên bản họp Hội đồng Tư vấn) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
2- Hội đồng Tư vấn gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng Tư vấn. Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp.
3- Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, các thành viên Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4- Kinh phí hoạt động của Hội đồng Tư vấn được ngân sách địa phương bảo đảm trong kinh phí của Sở lao động - Thương binh và Xã hội.
1- Hồ sơ của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh gồm:
- Trích yếu hồ sơ đề nghị đưa người cào Cơ sở chữa bệnh;
- Quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2- Hồ sơ của người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn giữ, một bộ do Cơ sở chữa bệnh giữ. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo chế độ về quản lý hồ sơ, tài liệu, công văn của Nhà nước.
3- Việc tiếp nhận người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải được lập thành biên bản, Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, căn cước của người được đưa vào Cơ sở khi làm thủ tục tiếp nhận.
Sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Cơ sở chữa bệnh thuộc địa phương.
Những tỉnh, thành phố trọng điểm có số lượng lớn người nghiện ma tuý, người mại dâm có thể thành lập một Cơ sở chữa bệnh riêng cho người nghiện ma tuý và một Cơ sở chữa bệnh riêng cho người mại dâm.
Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma tuý, người mại dâm có thể gửi đối tượng đến Cơ sở chữa bệnh của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa các địa phương nơi gửi và nhận.
Điều 15.- Cơ sở chữa bệnh có chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ cho những người được đưa vào cơ sở chữa bệnh;
- Tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo đúng quy định;
- Tổ chức lao động sản xuất cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
Cơ sở chữa bệnh tổ chức nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn, nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh; tách nơi ở của nam, nữ riêng; cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Cơ sở chữa bệnh bao gồm Ban Giám đốc và các phòng quản lý nghiệp vụ:
1- Ban Giám đốc gồm có:
- Giám đốc;
- Các Phó Giám đốc.
2- Các phòng quản lý nghiệp vụ gồm có:
- Phòng Y tế - phục hồi sức khoẻ;
- Phòng Giáo dục và dạy nghề;
- Phòng Quản lý lao động sản xuất;
- Phòng Tổ chức - Hành chính - kế toán;
- Phòng Bảo vệ.
Tuỳ theo quy mô tổ chức và số lượng người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng các phòng và biên chế cần thiết cho phù hợp với Cơ sở chữa bệnh thuộc địa phương mình.
2- Trong thời gian công tác tại Cơ sở chữa bệnh các cán bộ, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an làm việc theo sự phân công và điều hành của Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.
3- Cán bộ, nhân viên, chiến sỹ của Cơ sở chữa bệnh được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Phó giám đốc Cơ sở chữa bệnh do Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cơ sở chữa bệnh.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.
Ban Giám đốc Cơ sở chữa bệnh căn cứ vào điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp, giới tính của người được đưa vào Cơ sở và tình hình công việc của Cơ sở sắp xếp công việc phù hợp. Nếu người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh chưa có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không phù hợp thì có thể được học nghề.
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
Trường hợp hoàn cảnh quá khó khăn được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận hoặc vì điều kiện sức khoẻ, bệnh tật không tham gia lao động hoặc lao động không đủ định mức thì Cơ sở chữa bệnh có thể xét hỗ trợ tiền ăn trong 3 tháng dầu bằng 70% tiền lương tối thiểu, sau đó nếu chưa có nguồn thu nhập nào khác để đảm bảo đời sống thì được hỗ trợ tiền ăn trong 3 tháng tiếp theo bằng 50% tiền lương tối thiểu.
Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được hưởng tiền công lao động theo định mức lao động và kết quả công việc hoàn thành. Tiền công lao động được dùng để trang trải chi phí ăn uống, sinh hoạt theo quy định tại Điều 28 của Quy chế này. Sau khi trừ các khoản nói trên, số tiền còn lại (nếu có) Cơ sở chữa bệnh được gửi tiết kiệm cho người có số tiền đó.
Người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh được nghỉ lao động vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết.
- Phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị lao động và bảo hộ lao động đã được cho mượn, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
- Được cấp giấy chứng nhận hết thời hạn chữa bệnh, học tập và lao động;
- Được cấp giấy chứng nhận học nghề (nếu có);
- Được nhận tiền tiết kiệm của mình (nếu có);
- Những trường hợp khó khăn được trợ cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe để trở về nơi cư trú.
a) Khi hết thời gian tạm hoãn thì người đó được triệu tập đến Cơ sở để tiếp tục chữa bệnh, học tập và lao động.
b) Trong thời gian được tạm hoãn, nếu người đó có tiến bộ, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương thì có thể được miễn tiếp tục chấp hành quyết định.
2- Trường hợp nói tại điểm b khoản 1 của Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú làm văn bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn chấp hành quyết định.
Quyết định miễn chấp hành phải được gửi cho ngưòi được miễn chấp hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và Cơ sở chữa bệnh nơi người đó đang chấp hành quyết định.
Chi phí y tế trong thời gian nằm viện do bản thân người đó trả. Đối với những người vì điều kiện, hoàn cảnh quá khó khăn không trả được, nếu có đơn đề nghị thì Ban giám đốc Cơ sở chữa bệnh có thể thanh toán chi phí y tế với bệnh viện. Mức và nguồn thanh toán theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh bị thương do tai nạn lao động thì Cơ sở phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.
Trường hợp người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh có tiến bộ hoặc có thành tích thì được động viên, khen thưởng kịp thời.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ CHỮA BỆNH
Điều 39. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Thống nhất quản lý Nhà nước đối với các Cơ sở chữa bệnh;
- Hướng dẫn quy hoạch xây dựng Cơ sở chữa bệnh (xác định quy mô, mô hình thiết kế, suất đầu tư v.v...);
- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ trong việc chữa bệnh, bảo vệ các Cơ sở chữa bệnh; giáo dục, lao động phù hợp với từng loại đối tượng được đưa vào Cơ sở;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương lập kế hoạch kinh phí hàng năm cho các Cơ sở chữa bệnh. Tổng hợp kế hoạch kinh phí hàng năm;
- Thanh tra, kiểm tra tổ chức hoạt động của các Cơ sở chữa bệnh;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện và chữa bệnh xã hội.
Điều 40. Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, chỉ đạo việc điều trị cai nghiện ma tuý, chữa bệnh xã hội trong các Cơ sở chữa bệnh;
- Cử cán bộ, nhân viên của ngành tham gia chữa bệnh cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Quy định chế độ điều trị, cai nghiện ma tuý, chữa bệnh xã hội cho người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Nghiên cứu, xác định các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh.
Điều 41. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cơ quan Công an các cấp phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Y tế giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ;
- Hướng dẫn việc tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào Cơ sở chữa bệnh;
- Cử cán bộ, chiến sĩ của ngành tham gia bảo về các Cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các Cơ sở chữa bệnh;
- Phối hợp kiểm tra việc tổ chức bảo vệ các Cơ sở chữa bệnh.
Điều 42. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Quy định chế độ cấp phát kinh phí hoạt động cho các Cơ sở chữa bệnh;
- Hướng dẫn việc cấp phát kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các Cơ sở chữa bệnh theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Phối hợp kiểm tra việc sử dụng kinh phí của các Cơ sở chữa bệnh.
Điều 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức và quản lý các Cơ sở chữa bệnh tại địa phương mình;
- Có kế hoạch nắm vững tình hình chữa bệnh, học tập, lao động và sự tiến bộ của những người được đưa vào Cơ sở chữa bệnh;
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã kết hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Công an có trách nhiệm tạo điều kiện chỗ ăn, ở cho những đối tượng không có nơi cư trú nhất định trong thời gian lập hồ sơ, chờ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào Cơ sở chữa bệnh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh tìm kiếm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đã chấp hành xong quyết định đưa vào Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm tiếp tục quản lý, giáo dục người đó, tạo điều kiện để người đó có việc làm và ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.
- 1Chỉ thị 20/2002/CT-TTg về thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh
- 1Thông tư liên tịch 45/2002/TTLT-BTC-BLĐTBXH về việc quản lý tài chính đối với các cơ sở chữa bệnh do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Thông tư liên tịch 12/TTLB/LĐTBXH-TC năm 1996 hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 20/CP ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư liên bộ 11/TTLB/LĐTBXH-NV-YT năm 1996 hướng dẫn NĐ 20/CP ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo PL xử lý vi phạm hành chính ngày năm 1995 về lập hồ sơ, đưa người vào cơ sở chữa bệnh và phối hợp bảo vệ chữa bệnh do Bộ Lao động thương binh xã hội - Bộ Nội vụ - Y tế ban hành
- 6Thông tư liên bộ 24/TTLB/LĐTBXH-NV-YT năm 1996 sửa đổi Thông tư 11/TTLB/LĐTBXH-NV-YT hướng dẫn NĐ 20/CP về lập hồ sơ, đưa người vào Cơ sở chữa bệnh và phối hợp, bảo vệ, chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Nội vụ - Y tế ban hành
- 7Thông tư liên tịch 05/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTCCBCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự cơ sở chữa bệnh ở địa phương do Ban tổ chức cán bộ hính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 20/2002/CT-TTg về thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định 20-CP năm 1996 ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
- Số hiệu: 20/CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/04/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra