Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 183-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1961 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 07 năm 1960,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 2. – Bộ Công nghiệp nặng có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về phát triển và quản lý ngành công nghiệp nặng; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy.
2. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất và kiến thiết cơ bản của các ngành cơ khí, khai khoáng, hóa chất, luyện kim v.v… thuộc phạm vi Bộ phụ trách; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
3. Phụ trách công tác kiến thiết cơ bản và thi công xây lắp các nhà máy, hầm mỏ thuộc Bộ quản lý.
4. Đối với các ngành công nghiệp địa phương thuộc về công nghiệp nặng (cơ khí, khai khoáng, hóa chất, luyện kim v.v…) Bộ Công nghiệp nặng có nhiệm vụ hướng dẫn về kỹ thuật, đào tạo và cung cấp cán bộ, hướng dẫn làm kế hoạch, giúp đỡ kinh nghiệm quản lý, nhằm góp phần xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương.
5. Tham gia ý kiến với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng và phân bổ kế hoạch sản xuất một số mặt hàng chủ yếu thuộc ngành cơ khí chế tạo cho các Bộ, các ngành và các địa phương; hướng dẫn các nhà máy cơ khí của các Bộ, các ngành, các địa phương về kỹ thuật sản xuất các mặt hàng đó.
6. Tổ chức việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong ngành công nghiệp nặng.
7. Căn cứ vào kế hoạch Nhà nước, ký kết với các cơ quan hữu quan các hợp đồng kinh tế về xây lắp, về cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, máy móc, dụng cụ, v.v… bảo đảm thi hành đúng các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
8. Thi hành các hiệp định mà nước ta đã ký kết với nước ngoài về công nghiệp nặng. Trong phạm vi ủy quyền của Chính phủ, ký kết các hiệp định về hợp tác khoa học, kỹ thuật với cáccơ quancông nghiệp nặng nước ngoài.
9. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương, tài sản, tài vụ, vật tư trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước;
10. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ cho ngành công nghiệp nặng.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những thông tư, quyết định liên quan đến công tác của Bộ Công nghiệp nặng mà xét thấy không thích đáng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban Hành chính địa phương.
Điều 4. – Tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng gồm có:
- Văn phòng.
- Vụ Kế hoạch.
- Vụ Tài vụ.
- Vụ Tổ chức giáo dục.
- Vụ Lao động Tiền lương.
- Vụ Kỹ thuật.
- Ban Thanh tra.
- Ban giám sát kỹ thuật an toàn.
- Tổng cục cơ khí.
- Cục Khai khoáng, Hóa chất, Luyện kim
- Cục Vật tư.
- Cục Kiến thiết cơ bản.
- Cục Xây lắp.
- Viện Thiết kế.
- Viện Hóa học công nghiệp.
- Và các đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp do Bộ quản lý.
Việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ Văn phòng, các Vụ, Cục, Viện, Ban và các đơn vị tương đương do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Nhiệm vụ của Văn phòng, Vụ, Cục, Viện, Ban và các đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp thuộc Bộ quản lý sẽ quy định trong điều lệ tổ chức của Bộ Công nghiệp nặng do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 5. – Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng có trách nhiệm thi hành nghị định này.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 183-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 183-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/11/1961
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra