CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 02 năm 1990;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Cờ truyền thống của Hải quan Việt Nam.
1. Cờ truyền thống của Hải quan Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng, phía trên góc trái có hàng chữ in hoa màu vàng: ''bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia'' (được xếp thành 2 dòng: dòng trên là chữ Bảo vệ; dòng dưới là hàng chữ lợi ích chủ quyền quốc gia, nét cuối của chữ cuối cùng không vượt quá đầu cánh sao bên phải), dưới hàng chữ là biểu tượng Hải quan Việt Nam.
2. Cờ truyền thống của Hải quan Việt Nam được dùng trong các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lễ, ngày sinh hoạt truyền thống của Hải quan, đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các sinh hoạt trọng thể khác của ngành Hải quan.
1. Hải quan hiệu của Hải quan Việt Nam bằng kim loại hình vành khuyên có chiều cao 60 mm, chiều rộng 54 mm, phía trên có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đường kính 28 mm. Dưới Quốc huy có mỏ neo, cánh én, chìa khóa màu vàng, dưới cùng có hai chữ in hoa HảI QUAN màu vàng trên nền đỏ, bao quanh Hải quan hiệu là cành tùng màu vàng.
2. Hải quan hiệu được gắn trên mũ kê pi.
Điều 3. Phù hiệu Hải quan Việt Nam và cành tùng đơn.
1. Phù hiệu Hải quan Việt Nam có hình bình hành (55 mm x 33 mm, cao 30 mm), nền xanh nước biển, ở giữa có mỏ neo lồng cánh én và chìa khóa bằng kim loại màu vàng. Riêng phù hiệu của Thanh tra Hải quan có viền đỏ ở 3 cạnh phù hiệu.
Phù hiệu Hải quan đeo trên ve cổ áo trang phục Xuân - Hè và Thu - Đông.
2. Cành tùng đơn, bằng kim loại, màu vàng, đeo trên ve cổ áo lễ phục Hải quan.
Điều 4. Cấp hiệu Hải quan Việt Nam.
Cấp hiệu của Hải quan Việt Nam nền xanh nước biển, hình chữ nhật, một đầu vát nhọn cân, có kích thước rộng 48 mm, dài 120 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm trên nền cấp hiệu có cúc bằng kim loại, đường kính 15 mm, gắn ở đầu nhỏ của cấp hiệu, cúc có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa; có các vạch ngang hoặc vạch chữ ''<'' bằng kim loại rộng 6 mm gắn ở đầu lớn của cấp hiệu và sao năm cánh bằng kim loại, đường kính 14 mm, xếp dọc theo cấp hiệu để phân biệt các ngạch, bậc công chức Hải quan và ngạch khác, được đeo trên vai áo trang phục Hải quan quy định như sau:
1. Cấp hiệu kiểm tra viên cao cấp Hải quan có 3 vạch ngang đều nhau, có các sao để phân biệt các bậc, gồm:
Kiểm tra viên cao cấp bậc 1 và 2: 1 sao
Kiểm tra viên cao cấp bậc 3 và 4: 2 sao
Kiểm tra viên cao cấp bậc 5 và 6: 3 sao
Kiểm tra viên cao cấp bậc 7 : 4 sao
Sao, cúc và vạch ngang màu vàng.
2. Cấp hiệu kiểm tra viên chính Hải quan có 2 vạch ngang đều nhau, có các sao để phân biệt các bậc, gồm:
Kiểm tra viên chính bậc 1, 2, 3: 1 sao
Kiểm tra viên chính bậc 4, 5, 6: 2 sao
Kiểm tra viên chính bậc 7, 8 : 3 sao
Kiểm tra viên chính bậc 9 : 4 sao.
Sao, cúc và vạch ngang màu vàng.
3. Cấp hiệu kiểm tra viên Hải quan có 1 vạch ngang, có các sao để phân biệt các bậc, gồm:
Kiểm tra viên bậc 1, 2, 3: 1 sao
Kiểm tra viên bậc 4, 5, 6: 2 sao
Kiểm tra viên bậc 7, 8, 9: 3 sao
Kiểm tra viên bậc 10 : 4 sao
Sao, cúc và vạch ngang màu vàng.
4. Cấp hiệu kiểm tra viên trung cấp Hải quan có 2 vạch chữ ''<'', có các sao để phân biệt các bậc, gồm:
Kiểm tra viên trung cấp bậc 1, 2, 3 và 4 : 1 sao
Kiểm tra viên trung cấp bậc 5, 6, 7 và 8 : 2 sao
Kiểm tra viên trung cấp bậc 9, 10, 11 và 12: 3 sao
Kiểm tra viên trung cấp bậc 13, 14, 15 và 16: 4 sao.
Sao, cúc và vạch chữ ''<'' màu trắng bạc.
5. Cấp hiệu nhân viên hải quan có 1 vạch chữ ''<'', có các sao để phân biệt các bậc, gồm:
Nhân viên Hải quan bậc 1, 2, 3 và 4 : 1 sao
Nhân viên Hải quan bậc 5, 6, 7 và 8 : 2 sao
Nhân viên Hải quan bậc 9, 10, 11 và 12 : 3 sao
Nhân viên Hải quan bậc 13, 14, 15 và 16: 4 sao
Sao, cúc và vạch chữ ''<'' màu trắng bạc.
6. Cấp hiệu học viên trường Hải quan có 1 vạch chữ ''<'' màu vàng, không có sao.
7. Đối với nhân viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời kỳ thử việc hoặc tập sự vào một ngạch công chức trong ngành Hải quan thì đeo cấp hiệu Hải quan không có vạch, không có sao.
8. Đối với công chức Hải quan hưởng thang lương khác được tính tương ứng về trình độ và mức lương của 5 ngạch công chức để đeo cấp hiệu có vạch ngang hoặc chữ ''<'' không gắn sao.
Điều 5. Biểu tượng Hải quan Việt Nam.
1. Biểu tượng Hải quan hình lá chắn, nền màu xanh nước biển, phía trên có ngôi sao 5 cánh, ở giữa có mỏ neo, cánh én và chìa khóa đặt chéo lên nhau, phía dưới có 2 chữ in hoa hải quan. Sao 5 cánh, mỏ neo, cánh én, chìa khoá và chữ hải quan màu vàng.
2. Biểu tượng của Hải quan dùng để gắn lên cờ hiệu, cờ truyền thống, được in trên một số loại giấy tờ, biểu mẫu hoặc phương tiện công tác hay vật lưu niệm... của Hải quan Việt Nam.
Điều 6. Cờ hiệu Hải quan Việt Nam.
1. Cờ hiệu Hải quan hình tam giác cân, màu xanh da trời, cạnh đáy bằng 2/3 chiều cao, ở giữa có hình biểu tượng Hải quan Việt Nam.
2. Cờ hiệu của Hải quan Việt Nam được gắn trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát của Hải quan Việt Nam.
Điều 7. Trang phục của Hải quan Việt Nam.
1. Áo, quần lễ phục của Hải quan Việt Nam (dùng chung cho cả Xuân - Hè và Thu - Đông).
Áo màu ghi hồng, có vải lót trong ve nhọn, cổ thụt. Thân sau có cầu vai, cầu vai có 2 đỉa. Ngực cài 4 cúc to (22 mm) bằng kim loại màu vàng nhạt có hình nổi lá chắn ở giữa bên trong lá chắn là mỏ neo, cánh én và chìa khoá đặt lồng chéo nhau. Sống sau có xẻ.
Áo nam: hai thân trước 4 túi có nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
Áo nữ: hai thân trước có 2 túi dưới có nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
Cúc các túi kiểu như cúc ngực, cúc túi trên đường kính 16 mm, cúc túi dưới 22 mm (dùng cho cả Thu - Đông).
Quần màu ghi hồng kiểu âu phục.
2. Trang phục thường:
a) Xuân - Hè:
Áo Blouson ngắn tay màu xanh da trời, kiểu cổ cài, ngực có 2 túi nổi ngoài có nắp hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi, cúc màu trắng. Thân sau có cầu vai, cầu vai có 2 đỉa. Đai áo có dựng mex, xẻ sườn cài 2 cúc.
Quần may kiểu âu phục màu xanh đen.
b) Thu - Đông:
Áo màu xanh đen, giống như áo lễ phục, chỉ khác: đầu cổ, đầu ve làm bằng nhau.
+ Áo nam: hai thân trước có 4 túi, có nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
+ Áo nữ: hai thân trước có 2 túi dưới, có nắp (hình cánh dơi) nổi ngoài.
Quần may kiểu âu phục màu xanh đen.
3. Mũ kê pi:
Mũ có thành, đỉnh và cầu mũ được may cùng một loại vải, có đai bằng sợi kim tuyến màu vàng đặt ở phía trước trên lưỡi trai màu đen bóng. Quai mũ màu đen.
Mũ kê pi màu xanh đen dùng chung cả Xuân - Hè, Thu - Đông.
Mũ kê pi màu ghi hồng dùng cho lễ phục Hải quan.
4. Cravat:
Màu xanh đen, trên góc trái có in biểu tượng Hải quan dùng chung cho cả Xuân - Hè, Thu - Đông và lễ phục.
5. Giầy:
Giầy da màu đen, thấp cổ dùng chung cho cả Xuân - Hè, Thu - Đông và lễ phục.
6. Áo mưa:
Áo mưa bằng nilon hoặc vải tráng nhựa, màu xanh đen được may theo kiểu áo khoác mangtosan: có đai lưng, hai hàng cúc.
7. Trang phục niên hạn khác, gồm có:
Thắt lưng, áo ấm, mũ ấm, găng tay, ủng và quần áo bảo hộ lao động... được cấp phát theo tiêu chuẩn quy định tại
Điều 8. Tiêu chuẩn trang phục.
1. Cán bộ, nhân viên Hải quan trong biên chế được cấp phát trang phục theo tiêu chuẩn như sau:
Áo quần Xuân - Hè: 1 năm 1 bộ
Áo quần Thu - Đông: 2 năm 1 bộ (cấp cho các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cửa khẩu biên giới Lào, Campuchia thuộc hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai - Kon Tum; các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào được thay bằng bộ Xuân - Hè dài tay).
Lễ phục: 5 năm 1 bộ
Mũ kêpi: 2 năm 1 chiếc
Mũ kêpi lễ phục: 5 năm 1 chiếc
Cravat: 3 năm 1 chiếc
Thắt lưng: 3 năm 1 chiếc
Giầy da: 2 năm 1 đôi
Găng tay màu trắng: 2 năm 1 đôi
Áo mưa: 3 năm 1 chiếc
Tất chân: 1 năm 1 đôi
Phù hiệu, cấp hiệu: khi hỏng thì đổi
Hải quan hiệu: khi hỏng thì đổi.
2. Đối với cán bộ, nhân viên Hải quan thường xuyên làm việc tại cửa khẩu biên giới và hải đảo có nhiệt độ dưới 150C được cấp thêm:
Chăn bông: 4 năm 1 chiếc
Áo ấm: 4 năm 1 chiếc
Mũ ấm kiểu biên phòng: 3 năm 1 chiếc
Đệm nằm: 4 năm 1 chiếc
Ủng: 4 năm 1 đôi
3. Đối với cán bộ, nhân viên Hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu trên biển được cấp thêm: áo ấm, mũ ấm, ủng, niên hạn sử dụng như
4. Đối với cán bộ, nhân viên Hải quan thường xuyên kiểm tra trên các phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, hướng dẫn chó nghiệp vụ, vận hành sửa chữa máy tàu thuyền, xe được cấp thêm:
Quần áo bảo hộ lao động: 1 năm 1 bộ
Găng tay bảo hộ lao động: 1 năm 1 đôi
Mũ bảo hộ lao động: 3 năm 1 chiếc
Điều 9. Quy định việc sử dụng Hải quan hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Hải quan Việt Nam.
1. Hải quan hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu và trang phục của Hải quan Việt Nam chỉ dành riêng cho cán bộ, nhân viên Hải quan sử dụng khi làm nhiệm vụ theo quy định.
2. Cán bộ, công chức Hải quan Việt Nam khi tham dự các buổi lễ trọng thể ở trong nước và ở nước ngoài phải mặc lễ phục của Hải quan Việt Nam.
3. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, tàng trữ, mua, bán và sử dụng Hải quan hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cờ hiệu và trang phục Hải quan trái với quy định của Nghị định này.
Điều 10. Hiệu lực của Nghị định.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư 41/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2005/NĐ-CP Quy định về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Nghị định 10/2005/NĐ-CP về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan
- 3Công văn 11798/BTC-KHTC năm 2013 sửa đổi Thông tư 61/2011/TT-BTC, 41/2005/TT- BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 41/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2005/NĐ-CP Quy định về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Thông tư 06/2001/TT-TCHQ hướng dẫn Nghị định 18/200/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 11798/BTC-KHTC năm 2013 sửa đổi Thông tư 61/2011/TT-BTC, 41/2005/TT- BTC do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 18/2000/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam
- Số hiệu: 18/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/05/2000
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 30/06/2000
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 13/06/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực