Hệ thống pháp luật

Điều 35 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Điều 35. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Không triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu theo quy định.

4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

5. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của cảng, cơ sở, dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

6. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt theo quy định;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.

7. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ tàu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

c) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố;

d) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định.

8. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;

c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;

d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;

đ) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;

e) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

g) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

h) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

k) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.

9. Hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

k) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này gây ra.

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  • Số hiệu: 179/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 14/11/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 857 đến số 858
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH