Điều 10 Nghị định 171/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đê điều
1. Thực hiện mục a khoản 1 Điều 18 của Pháp lệnh Đê điều. Nhà cửa, công trình hiện có ở mặt đê, mái đê, cơ đê và trong phạm vi 5 mét kể từ chân đê hiện tại đối với mọi cấp đê đều phải di dời, trừ công trình chuyên dùng quy định tại khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh Đê điều và công trình đặc biệt khác quy định tại
2. Nhà cửa, công trình từ vị trí cách chân đê hiện tại 5 mét đến hết phạm vi bảo vệ đê thuộc phía đồng được tiếp tục sử dụng, cải tạo, sửa chữa nhưng không được mở rộng mặt bằng; việc cải tạo, sửa chữa do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Nhà cửa, công trình từ vị trí cách chân đê hiện tại 5 mét đến hết phạm vi bảo vệ đê điều thuộc phía sông và nhà cửa, công trình ở bãi sông, lòng sông được xử lý như sau:
a) Nhà cửa, công trình mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì được tiếp tục sử dụng, cải tạo, sửa chữa, nhưng không được mở rộng mặt bằng; việc cải tạo, sửa chữa do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
b) Nhà cửa, công trình mà gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ: sát bờ sông, vùng trũng thấp dưới mức báo động 2, ở nơi có biến đổi dòng chảy gây sạt lở bờ thì phải di dời hoặc quy hoạch cải tạo để đảm bảo các quy định về thoát lũ.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lập và thực hiện kế hoạch di dời nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều hoặc quy hoạch cải tạo, bảo đảm an toàn đê điều và quy định thoát lũ; đồng thời tùy từng trường hợp cụ thể có chính sách đền bù thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân có nhà cửa, công trình bị tháo dỡ, di dời theo quy định của pháp luật.
Nghị định 171/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đê điều
- Số hiệu: 171/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/12/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 18/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
- Điều 2. Giải thích từ ngữ.
- Điều 3. Phân cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập, phê duyệt tiêu chuẩn và quy định cấp của từng tuyến đê theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Đê điều.
- Điều 4. Việc xây dựng mới hoặc tu bổ đê điều phải thực hiện theo quy hoạch đê điều được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
- Điều 5. Việc sử dụng lao động nghĩa vụ công ích trong xây dựng, tu bổ đê điều thường xuyên theo khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:
- Điều 6. Kinh phí xây dựng tu bổ đê điều được Nhà nước ưu tiên đầu tư theo Điều 8 của Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:
- Điều 7. Vùng phụ cận của đê điều theo Điều 9 Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:
- Điều 8. Các công trình đặc biệt khác quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Đê điều bao gồm:
- Điều 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê theo khoản 6 Điều 11 của Pháp lệnh Đê điều.
- Điều 10. Việc xử lý đối với nhà cửa, công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều tính đến trước ngày Pháp lệnh Đê điều có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2001) theo Điều 18 của Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:
- Điều 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng trình Chính phủ ban hành Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của Hạt chuyên trách quản lý đê điều theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Đê điều.
- Điều 12. Việc phân lũ, chậm lũ theo Điều 24 của Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:
- Điều 13. Thẩm quyền huy động vật tư, phương tiện, lực lượng để hộ đê, cứu hộ đê theo Điều 25 của Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau: