Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 164-NĐ

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1945

NGHỊ ĐỊNH

ẤN ĐỊNH THỂ LỆ BẦU CỬ CÁC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN HÀNH CHÁNH XÃ, HUYỆN, TỈNH VÀ KỲ

MỤC LỤC

Chương thứ nhất:

BẢO CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Tiết thứ nhất: (Điều thứ 2 đến điều thứ 3): Cách tính số hội viên

Tiết thứ hai: (Điều thứ 4 đến điều thứ 7): Danh sách ứng cử

Tiết thứ ba: (Điều thứ 8 đến điều thứ 9): Danh sách cử tri

Tiết thứ tư: (Điều thứ 10): Cổ động bầu cử

Tiết thứ năm: (Điều thứ 11): Tổ chức bầu cử

Tiết thứ sáu: (Điều thứ 12 đến điều thứ 15): Điểm phiếu

Tiết thứ bảy: (Điều thứ 16 đến điều thứ 24): Kiểm soát cuộc bầu cử

Tiết thứ tám: (Điều thứ 25 đến điều thứ 29): Tuyên bố kết quả và bầu cử lần thứ 2

Tiết thứ chín: (Điều thứ 30 đến điều thứ 36): Khiếu nại

Tiết thứ mười: (Điều thứ 37 đến điều thứ 39): Hội viên dự khuyết

Chương thứ hai:

BẢO CỬ ỦY BAN HÀNH CHÍNH

Tiết thứ nhất: (Điều thứ 40 đến điều thứ 48): Ủy ban hành chính xã

Tiết thứ hai: (Điều thứ 49 đến điều thứ 77): Ủy ban hành chính huyện

Tiết thứ ba: (Điều thứ 78 đến điều thứ 82): Ủy ban hành chính tỉnh

Tiết thứ tư: (Điều thứ 83 đến điều thứ 95): Ủy ban hành chính kỳ

Tiết thứ năm: (Điều thứ 96 đến điều thứ 98): Khiếu nại

Chương thứ ba:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG
(Điều thứ 99 đến điều thứ 100)

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Chiếu theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945, tổ chức các hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ;

Chiếu theo Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 định thể lệ cuộc tổng tuyển cử quốc dân đại hội,

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhất.Thể lệ bầu cử các hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính như sau này:

Chương thứ nhất:

BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TIẾT THỨ NHẤT: CÁCH TÍNH SỐ HỘI VIÊN

Điều thứ 2.Số hội viên các xã xác định như sau này:

Chính thức Dự khuyết

Xã dưới 2.000 người

(kể cả nam phụ lão ấu) ......................................................... 15 hội viên 5 hội viên

Xã từ 2.000 đến 3.000 người ................................................ 17 – –

Xã từ 3.000 – 4.000 – .................................................... 19 – –

Xã từ 4.000 – 5.000 – .................................................... 21 – –

Xã từ 5.000 – 6.000 – .................................................... 23 – –

Xã trên 6.000 người ............................................................. 25 – –

Điều thứ 3.Số hội viên các tỉnh định như sau này:

Chính thức Dự khuyết

Tính dưới 300.000 người

(kể cả nam phụ lão ấu) ......................................................... 20 hội viên 5 hội viên

Tính từ 300.000 đến 400.000 người ....................................... 22 – –

Tính từ 400.000 – 500.000 – .......................................... 24 – –

Tính từ 500.000 – 600.000 – .......................................... 26 – –

Tính từ 600.000 – 700.000 – .......................................... 28 – –

Tính trên 700.000 người........................................................ 30 – –

TIẾT THỨ HAI: DANH SÁCH ỨNG CỬ

Điều thứ 4. Ai muốn ứng cử hội đồng nhân dân xã thì chậm nhất là 5 ngày trước bầu cử phải khai báo cho ủy ban nhân dân xã biết. Khai bằng giấy hoặc bằng miệng cũng được và lúc khai ủy ban nhân dân phải đưa lại cho người khai một tờ biên lai.

Điều thứ 5.Khi hết hạn khai ứng cử thì ủy ban nhân dân xã theo kiểu mẫu số 1 sau nghị định này mà lập một bảng danh sách ứng cử rồi sao nhiều bản đem yết các nơi công cộng trong xã ít nhất là 3 ngày trước ngày bầu cử.

Điều thứ 6.Ai muốn ứng cử hội đồng nhân dân tỉnh thì chậm nhất là 10 ngày trước ngày bẩu cử phải nộp tại ủy ban nhân dân tỉnh một tờ khai tên, tuổi, nguyên quán, địa chỉ, nghề nghiệp và bằng cấp (nếu có) của mình và nói rõ định ra ứng cử ở huyện hạt nào. Với tờ khai ấy phải đính theo một tờ giấy của ủy ban nhân dân địa phương (nguyên quán hoặc nơi trú ngụ) chứng nhận cho là đủ điều kiện ứng cử hoặc một bản sao thẻ đi bầu cử Quốc dân đại hội tự chứng nhận mình là sao đúng bản chính. Tiếp tờ khai ấy ủy ban nhân dân phải biên nhận cho người khai.

Điều thứ 7.Khi hết hạn nộp tờ khai ứng cử rồi thì ủy ban nhân dân tỉnh theo kiểu mẩu số 2 sau nghị định này là lập mỗi huyện hạt một danh sách ứng cử.

Danh sách ấy tỉnh sẽ tùy theo số xã mỗi huyện hạt mà gửi về cho huyện một số bản sao gấp bốn số xã để đem yết các nơi công cộng ở huyện và các xã ít nhất 3 ngày trước khi bầu cử.

TIẾT THỨ BA: DANH SÁCH CỬ TRI

Điều thứ 8.Danh sách cử tri của các xã lập theo chương 6 trong Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 để dùng về cuộc bầu cử Quốc dân đại hội cũng dùng để bầu cử hội đồng nhân dân xã và tỉnh luôn.

Cần dùng bao nhiêu bản thì sao ra, nhưng mỗi bản sao đều phải có chủ tịch ủy ban nhân dân xã ký nhận và đóng dấu.

Điều thứ 9.Thẻ đi bầu cử Quốc dân đại hội cũng dùng đi bầu cử hội đồng nhân dân xã và tỉnh luôn.

TIẾT THỨ TƯ: CỔ ĐỘNG BẦU CỬ

Điều thứ 10.Sự cổ động bầu cử được tự do trong phạm vi định ở chương thứ 3 trong Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 và thể lệ tổng tuyển cử Quốc dân đại hội.

TIẾT THỨ NĂM: TỔ CHỨC BẦU CỬ

Điều thứ 11. Trừ hai điều 33 và 34 ra thì tất cả các điều khác ở chương 7 trong Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 đều áp dụng cho việc bầu cử hội đồng nhân dân xã và tỉnh.

TIẾT THỨ SÁU: ĐIỂM PHIẾU

Điều thứ 12.Cách điểm phiếu cũng làm theo những điều đã định ở chương thứ 9 trong Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 song đối với cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã thì một biên bản sẽ gửi lên ủy ban nhân dân huyện. Biên bản ấy làm theo mẫu số 3 sau này.

Còn những gói phiếu niêm phong giữ lại, theo đoạn cuối cùng điều 52 trong Sắc lệnh ấy, sẽ giữ lại cho đến ngày ủy ban hành chính xã hoặc tỉnh thành lập thì mới đốt.

Điều thứ 13.Trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã, lần đầu ai có được một số phiếu vừa quá nửa số phiếu hợp lệ, vừa bằng hoặc quá một phần tư (1/4) số người có tên trong danh sách cử tri thì mới được trúng cử. Lần thứ hai thì ai nhiều phiếu hơn là được trúng cử.

Điều thứ 14. Trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh lần đầu ai có được một số phiếu vừa quá nửa số phiếu hợp lệ, vừa bằng hoặc quá một phần sáu (1/6) số cử tri toàn hạt mình ứng cử (tổng cộng các danh sách cử tri cả huyện) thì mới được trúng cử. Lần thứ hai thì ai được nhiều phiếu hơn là trúng cử.

Điều thứ 15. Nếu nhiều người được một số phiếu đồng nhau thì người hơn tuổi sẽ đuợc.

TIẾT THỨ BẢY: KIỂM SOÁT CUỘC BẦU CỬ

Điều thứ 16. Cuộc bầu cử các hội đồng nhân dân xã thì do ủy ban nhân dân huyện kiểm soát. Vậy bầu cử xong tối hôm trước thì sáng hôm sau ban phụ trách bầu cử phải gửi ngay lên huyện biên bản bầu cử (1 bản) danh sách cử tri (1 bản) và nếu có ai kêu nài thì các giấy má liên can đến sự kêu nài đó cũng phải gửi theo luôn.

Điều thứ 17. Năm ngày sau bầu cử, ủy ban nhân dân huyện phải gửi lên ủy ban nhân dân tỉnh tất cả các biên bản (và giấy má cần đính theo) của những xã đã bầu cử đồng một ngày với một tờ tường trình kể rõ các điều quan sát trong cuộc bầu cử mà có thể bổ ích cho việc xét xử các đơn kêu nài hoặc cho các cuộc bầu cử khác.

Điều thứ 18. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp được các giấy má nói trên phải lập tức xét xã nào bầu cử hợp lệ hoặc bất hợp lệ một các rõ ràng thì sức huyện báo cho xã ấy biết ngay. Còn những xã có người kêu nài hoặc có điều nghi ngờ cần phải xét thì hạn trong 8 ngày kể từ ngày tiếp biên bản tờ trình của huyện, phải xét định cho xong.

Điều thứ 19. Đối với cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh, thì 5 ngày trước bầu cử, ủy ban nhân dân tỉnh lập một ban kiểm soát gồm có một đại biểu của ủy ban nhân dân và từ 6 đến 10 đại biểu các giới trong tỉnh.

Những người trong ban kiểm soát ấy đều phải là người không ra ứng cử và phải biết đọc biết viết.

Ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh không thuộc quyền ủy ban nhân dân và sẽ tự bầu lấy một chủ tịch và một hoặc nhiều thư ký.

Điều thứ 20. Trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh công việc của ban phụ trách bầu cử xã cũng làm y như khi bầu cử hội đồng nhân dân xã, duy lúc bầu xong biên bản và các giấy má (xem điều 16) sẽ nhờ huyện gửi lên ban kiểm soát bầu cử toàn tỉnh. Biên bản làm theo mẫu số 4 sau này.

Điều thứ 21. Khi nhận được các giấy má nói trên thì ban kiểm soát phải sắp xếp theo từng đơn vị tuyển cử (huyện hoặc thị xã) và lập biên bản thống kê theo mẫu số 5 sau này.

Điều thứ 22. Biên bản thống kê từng hạt đó phải làm xong và yết tại tỉnh chậm nhất là 2 ngày sau khi nhận đủ biên bản các xã.

Điều thứ 23. Nếu không có ai kêu nài gì và ban kiểm soát cũng không thấy có điều gì cần xét lại, thì 7 ngày sau khi yết thị tỉnh, ban kiểm soát sẽ gửi biên bản thống kê lên ủy ban nhân dân kỳ.

Nếu có người kêu nài hoặc có điều nghi ngờ thì ban kiểm soát phải xét hỏi cho xong trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày yết thị và sang ngày thứ 13 thì phải gửi về ủy ban nhân dân kỳ biên bản thống kê, các giấy má đính theo và một tờ trình như đã nói trong điều 17 trên.

Điều thứ 24. Khi ủy ban nhân dân kỳ tiếp được giấy má nói trên, nếu là trường hợp không ai kêu nài thì trong hạn 3 ngày ủy ban nhân dân kỳ sẽ phúc cho tỉnh biết cuộc bầu cử có hợp lệ hay không.

Nếu là trường hợp có ai kêu nài thì ủy ban nhân dân kỳ sẽ xét trong hạn 10 ngày.

TIẾT THỨ TÁM: TUYÊN BỐ KẾT QUẢ VÀ BẦU CỬ LẦN THỨ HAI

Điều thứ 25.Ngay trong ngày đầu phiếu, khi kiểm phiếu và lập biên bản xong thì ban phụ trách cuộc bầu xử phải đọc biên bản cho công chúng tại chỗ bầu cử.

Điều thứ 26.Về cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã thì khi biên bản, ban phụ trách tuyên bố cho công chúng biết luôn: những người đã nhận được đủ số phiếu trúng cử, số hội viên cần phải bầu lại hoặc bầu thêm và ngày bầu cử lần hai ấy. Ban phụ trách lại phải yết thị ngay danh sách những người đủ số phiếu trúng cử và ngày bầu cử lần thứ hai (nếu cần) lên các nơi công cộng trong xã.

Nếu cần bầu cử lần hai thì ngày bầu đó sẽ nhất định vào ngày thứ sáu kể từ ngày bầu cử thứ nhất, nghĩa là như lần đầu là ngày mồng 2 thì lần thứ hai sẽ là ngày mùng 7.

Điều thứ 27. Về cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh thì sau khi ban kiểm soát làm biên bản thống kê từng hạt xong, phải lập tức gửi một biên bản cho ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ lập tức cho yết danh sách những người đủ số phiếu trúng cử lên tất cả các nơi công cộng ở tỉnh lỵ, huyện lỵ và ở các xã và nếu số người đủ phiếu trúng cử chưa đủ số hội viên thì ngày bầu cử thứ hai cũng phải cho yết như thế luôn thể.

Lần bầu cử thứ hai sẽ nhất định vào ngày thứ 12 kể từ ngày bầu cử thứ nhất nghĩa là nếu lần đầu là ngày 2 thì lần thứ hai sẽ là ngày 13

Điều thứ 28. Những người không ra ứng cử lần thứ nhất có thể ra ứng cử lần thứ hai được. Cách khai ứng cử, làm danh sách ứng cử và yết thị danh sách ấy cũng làm như lần thứ nhất (điều 4, 5, 6, 7) song kỳ hạn sẽ ngắn hơn

- Kỳ hạn khai ứng cử hội đồng nhân dân xã: ít nhất là 3 ngày trước ngày bầu cử

- Kỳ hạn khai ứng cử hội đồng nhân dân tỉnh: ít nhất là 8 ngày trước ngày bầu cử.

- Kỳ hạn yết danh sách ứng cử hội đồng nhân dân xã: ít nhất là 2 ngày trước ngày bầu cử.

- Kỳ hạn yết danh sách ứng cử hội đồng nhân dân tỉnh:

tại tỉnh: 7 ngày trước ngày bầu cử

tại huyện: 5 ngày trước ngày bầu cử

tại xã: 2 ngày trước ngày bầu cử

Điều thứ 29.Cách bầu cử, kiểm phiếu, kiểm soát và tuyên bố kết quả lần thứ hai cũng như lần thứ nhất chỉ khác là lần này ai nhiều phiếu hơn là trúng cử.

TIẾT THỨ CHÍN: KHIẾU NẠI

Điều thứ 30. Về cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã, hạn khiếu nại là 4 ngày kể từ ngày bầu cử và đơn khiếu nại phải nộp tại ủy ban nhân dân huyện.

Về cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh, hạn khiếu nại là 7 ngày kể từ ngày yết kết quả tạm thời tại tỉnh và đơn khiếu nại phải nộp cho ban kiểm soát cuộc bầu cử.

Điều thứ 31. Đơn khiếu nại phải chỉ rõ lý do và viện đủ chứng cớ. Những đơn chỉ nói mơ hồ như là bất công bình, bất hợp lẽ, đáng ngờ, v.v… thì sẽ không xét.

Điều thứ 32. Kỳ hạn xét các đơn khiếu nại đã định ở các điều 17, 18, 23 và 24 trên và những nghị quyết của ủy ban nhân dân tỉnh (khiếu nại về hội đồng nhân dân tỉnh) sẽ là chung thẩm.

Điều thứ 33. Khi trong đơn khiếu nại có những sự phạm phép phải truy tố theo luật hình, hoặc những điều cần phải do quyền tư pháp giải quyết trước và sự xét xử đó không thể nào làm xong trong kỳ hạn trên được thì ủy ban nhân dân tỉnh hoặc kỳ có quyền tạm y hoặc bác sự bầu cử bị kiện đó.

Điều thứ 34. Hạn dài nhất thì ủy ban nhân dân tỉnh phải phúc cho xã biết cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã có hợp lệ hay không là:

a) nếu không ai kêu nài: 8 ngày sau ngày bầu cử,

b) nếu có kêu nài: 16 ngày sau ngày bầu cử.

Hạn dài nhất ủy ban nhân dân kỳ phải phúc cho tỉnh biết cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh có hợp lệ hay không là:

a) nếu không ai kêu nài: 16 ngày sau ngày bầu cử

b) nếu có kêu nài: 30 ngày sau ngày bầu cử.

Điều thứ 35.Nếu cả cuộc bầu cử một xã, một tỉnh hoặc sự bầu cử của một hoặc nhiều người bị bác, thì khi phúc bác ủy ban nhân dân kỳ hoặc tỉnh phải định luôn ngày bẩu cử lại và cuộc bầu lại đó cũng làm y như lần đầu.

Điều thứ 36.Nếu số hội viên bị bác không quá một phần ba (1/3) tổng số của xã hoặc tỉnh phải có, thì hội đồng nhân dân có thể cho là đã thành lập và bắt đầu làm việc được, không cần đợi đến khi bầu cho đủ.

TIẾT THỨ MƯỜI: HỘI VIÊN DỰ KHUYẾT

Điều thứ 37. Số hội viên mỗi xã hoặc mỗi tỉnh phải bầu sẽ bằng số tổng cộng hội viên chính thức và hội viên dự khuyết định ở điều 2 và 3 trên. Vậy khi điểm phiếu lấy đủ số hội viên chính thức rồi, những người sau ai nhiều phiếu hơn sẽ lấy làm hội viên dự khuyết.

Điều thứ 38. Số phiếu của hội viên dự khuyết thì lần bầu cử đầu không bắt buộc phải mang theo những điều 13 và 14 trên.

Điều thứ 39. Bảng thứ tự của hội viên dự khuyết sẽ theo số phiếu của mỗi người mà kể, và khi hai người bằng phiếu, ai nhiều tuổi hơn sẽ đứng trên.

Chương thứ hai:

BẦU CỬ ỦY BAN HÀNH CHÍNH

TIẾT THỨ NHẤT: ỦY BAN HÀNH CHÍNH XÃ

Điều thứ 40. Ba ngày sau khi tiếp được tỉnh phúc cuộc bầu cử hợp lệ hoặc 3 ngày sau khi hạn dài nhất (16 ngày) đã hết mà không tiếp tỉnh phúc thì qua ngày thứ tư, ủy ban nhân dân sẽ triệu tập hội đồng nhân dân nhóm ngày thứ 5 để bầu cử ủy ban hành chính mới.

Điều thứ 41. Cuộc hội họp này phải có 2/3 hội viên chính thức có mặt thì mới bầu ủy ban hành chính được.

Nếu lần đầu không đủ số 2/3 ấy thì sẽ triệu tập lần thứ hai chậm nhất là 5 ngày sau và lần họp thứ hai này thì số hội viên bao nhiêu cũng có thể bầu ủy ban hành chính được.

Điều thứ 42. Ai ứng cử ủy ban hành chính thì sau khi hội đồng khai mạc và bầu người chủ tọa rồi (thư ký sẽ là thư ký của ủy ban nhân dân) cứ tự giới thiệu ra và nói rõ ứng cử chức gì.

Nếu không có ai ứng cử, hội đồng cũng cứ lựa người có đủ điều kiện định ở điều 14 trong Sắc lệnh số 63 mà bầu và người được bầu và được tỉnh y sẽ phải nhận chức.

Điều thứ 43. Sẽ bầu bằng phiếu kín lần lượt từng chức một. Người ứng cử một chức gì không được trúng cử, có thể lại ứng cử chức sau.

Điều thứ 44. Lần bỏ phiếu đầu, ai được một số phiếu quá nửa số hội viên có mặt thì trúng cử. Nếu không đủ số phiếu quá nửa thì hội đồng lập tức bỏ phiếu lại lần nữa và lần thứ hai này ai nhiều phiếu người đó trúng cử.

Điều thứ 45. Bầu xong phải làm biên bản ngay để tất cả các hội viên có mặt đều ký và kết quả phải yết thị ngay tại xã.

Biên bản sẽ làm theo mẫu số 6 chỉ sau nghị định này và làm xong thì phải gửi ngay lên huyện hai bản.

Điều thứ 46.Chậm nhất là 3 ngày sau khi tiếp được biên bản ủy ban nhân dân huyện sẽ gửi một bản lên ủy ban nhân dân tỉnh.

Nếu ủy ban nhân dân huyện xét thấy có điều gì đáng trình lên tỉnh biết thì khi gửi biên bản ấy sẽ kèm luôn một tờ trình. Nếu không thì làm một phiếu gửi (bordereau d’envoi) là đủ.

Điều thứ 47.Chậm nhất là 7 ngày sau khi tiếp nhận được biên bản ủy ban nhân dân tỉnh có chuẩn y hay không cũng phải phúc.

Điều thứ 48. Nếu một hoặc nhiều ủy viên bị tỉnh bác thì sự bầu lại sẽ làm y như lần đầu và chậm nhất là 5 ngày sau khi xã tiếp giấy bác.

TIẾT THỨ HAI: ỦY BAN HÀNH CHÍNH HUYỆN

Điều thứ 49.Khi hội đồng nhân dân các xã trong một huyện đã thành lập đủ thì ủy ban nhân dân tỉnh định ngày bầu cử ủy ban hành chính huyện, và sức cho các xã biết ít nhất là 12 ngày trước.

Điều thứ 50.Ai ứng cử ủy ban hành chánh huyện phải nộp tờ khai tại ủy ban hành chính huyện chậm nhất là 8 ngày trước ngày bầu cử. Cách làm tờ khai và những điều kiện phụ tùng cũng y như cách khai ứng cử hội đồng nhân dân tỉnh đã định ở điều 6 trên và phải nói rõ là ứng cử chức vụ gì. Song tờ khai này phải tự tay người cử viết lấy.

Điều thứ 51. Khi hết hạn nộp tờ khai ứng cử ủy ban nhân dân huyện sẽ lập danh sách ứng cử yết tại huyện và tại các xã chậm nhất là 5 ngày trước ngày bầu cử.

Điều thứ 52. Cuộc bầu cử sẽ làm tại trụ sở của ủy ban hành chính xã từ 8 giờ đến 10 giờ sáng và do ủy ban hành chính xã phụ trách.

Điều thứ 53. Cử tri (tức là hội viên hội đồng nhân dân xã) xã nào sẽ bỏ phiếu tại xã ấy và phải thân hành đi bầu, chớ không được ủy quyền hoặc gửi thư.

Điều thứ 54. Phiếu bầu sẽ có đóng giấu của ủy ban nhân dân xã và để sẵn trong phòng viết phiếu.

Điều thứ 55. Cử tri sẽ vào phòng viết phiếu từng người một. Viết phiếu xong xếp kín đem qua phòng bỏ phiếu bỏ vào hộp phiếu.

Điều thứ 56. Mỗi phiếu sẽ viết tên 3 người, và mỗi tên phải viết rõ là chủ tịch, phó chủ tịch hay thư ký.

Điều thứ 57.Phiếu phải viết bằng chữ quốc ngữ, những cử tri nào không biết quốc ngữ thì có thể tạm viết bằng chữ hán.

Điều thứ 58.Cử tri nào không biết chữ quốc ngữ, những cử tri hoặc chữ hán thì có thể đem theo mình vào phòng viết phiếu một người viết giùm cho.

Điều thứ 59.Hòm bỏ phiếu phải có khóa và chìa khóa do chủ tịch ủy ban hành chính xã giữ. Trước lúc bắt đầu bỏ phiếu ủy ban phải cho công chúng xem là trong hộp không có gì và khóa lại trước mặt công chúng.

Điều thứ 60.Hết giờ (10 giờ sáng) bỏ phiếu thì kiểm tra ngay trước mặt công chúng.

Điều thứ 61.Những phiếu sau này sẽ coi như là không hợp lệ:

a) phiếu không có dấu của ủy ban xã,

b) phiếu trắng,

c) phiếu có chữ ký của người đi bầu,

d) phiếu có viết tên của người đi bầu,

e) phiếu chỉ biên tên người mà không viết rõ bầu ai làm gì.

Điều thứ 62.Những phiếu có biên đủ tên người mà chỗ bầu ai làm gì, lại sót một hoặc hai người thì vẫn coi là hợp lệ đối với người vừa có biên tên, vừa có biên rõ bầu làm gì.

Điều thứ 63.Những phiếu biên một chức và bầu nhiều người thì cũng cho là hợp lệ nhưng chỉ kể người đầu thôi.

Điều thứ 64. Những phiếu biên không đủ số 3 ủy viên nhưng có biên rõ tên và bầu làm gì, thì cũng là hợp lệ.

Điều thứ 65. Những phiếu có tên viết lem nhem đọc không ra hoặc có tên viết sai không đúng với tên trong danh sách ứng cử, thì sẽ chỉ kể tên đọc được và viết đúng mà thôi.

Điều thứ 66. Kiểm phiếu xong phải làm biên bản ngay có cả ủy ban hành chính xã ký và phải lập tức gửi 2 bản lên huyện. Biên bản ấy làm theo mẫu số 7 sau nghị định này.

Điều thứ 67. Khi huyện tiếp được biên bản đủ các xã thì làm ngay biên bản thống kê theo kiểu số 8 đính sau nghị định này.

Điều thứ 68. Ai được một số phiếu vừa bằng hoặc quá một phần tư của số hội viên các hội đồng nhân dân toàn huyện, vừa quá nửa số phiếu hợp lệ thì trúng cử.

Điều thứ 69. Nếu không ai trúng cử hoặc số người trúng cử chưa đủ thì sẽ bầu lại hoặc bầu lại người còn thiếu. Lần thứ hai này, thì ai nhiều phiếu hơn là trúng.

Điều thứ 70. Chậm nhất là 3 ngày sau ngày bầu cử, ủy ban nhân dân huyện phải làm biên bản thống kê nói ở điều 67 trên , rồi gửi ngay lên tỉnh và yết ngay một bản tại huyện. Nếu kết quả thống kê không ai trúng cử hoặc chưa đủ người trúng cử thì ủy ban nhân dân huyện định liền ngày bầu cử thứ hai để sức cho các xã biết.

Điều thứ 71.Cuộc bầu cử thứ hai không được để chậm quá 12 ngày sau cuộc bầu cử thứ nhất.

Điều thứ 72. Cuộc bầu cử thứ hai cũng làm y như lần đầu chỉ có khác chổ tính phiếu trúng cử thì theo điều 69 nói trên và chỗ danh sách ứng cử sau khi thêm hoặc bớt rồi (thêm những người mới xin ra ứng cử sau, và bớt những người đã trúng cử, hoặc xin thôi), thì sẽ yết tại huyện và các xã hai ngày trước ngày bầu cử thôi.

Điều thứ 73. Những người không ra ứng cử lần đầu mà ra ứng cử lần thứ hai thì phải nộp tờ khai tại huyện 6 ngày trước ngày bầu cử.

Điều thứ 74. Chậm nhất là 3 ngày, sau khi tiếp bản thống kê ở huyện, ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi một bản lên ủy ban nhân dân kỳ. Nếu có điều gì muốn trình lên kỳ biết thì tỉnh kèm theo biên bản một tờ trình, nếu không thì chỉ có phiếu gửi (bordereau d’envoi) là đủ.

Điều thứ 75. Chậm nhất là 7 ngày sau khi tiếp được biên bản, ủy ban nhân dân kỳ có y hay không cũng phải phúc.

Điều thứ 76. Nếu có một hay nhiều ủy viên bị kỳ bác thì tỉnh phải định liền ngày bầu cử lại để phúc cho huyện và xã biết luôn.

Điều thứ 77. Cuộc bầu cử lại ấy làm theo như lần bầu cử đầu.

TIẾT THỨ BA: ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH

Điều thứ 78.Khi tiếp được kỳ phúc cuộc bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh hợp lệ hoặc 5 ngày sau khi hạn dài nhất (30 ngày) đã hết mà không tiếp kỳ phúc thì ủy ban nhân dân tỉnh sẽ triệu tập hội đồng nhân dân lại để bầu ủy ban hành chính tỉnh. Ngày họp hội đồng chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày gửi giấy triệu tập.

Điều thứ 79.Công việc bầu ủy ban hành chính tỉnh cũng làm như cách bầu ủy ban hành chính xã đã định ở điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46.

Điều thứ 80.Biên bản sẽ gửi ngay về ủy ban nhân dân kỳ 2 bản với một tờ trình nếu có những điều đáng trình lên kỳ. Nếu không chỉ làm một phiếu gửi là đủ. Đồng thời gửi biên bản, tỉnh phải đánh giây thép cho kỳ biết kết quả và yết thị kết quả tại tỉnh.

Điều thứ 81.Chậm nhất là 7 ngày sau khi tiếp được biên bản tỉnh, ủy ban nhân dân kỳ có y hay không cũng phải phúc.

Điều thứ 82.Nếu một hoặc nhiều ủy viên bị kỳ bác thì sự bầu lại sẽ làm y như lần đầu và chậm nhất là 8 ngày sau khi tỉnh tiếp giấy bác.

TIẾT THỨ TƯ: ỦY BAN HÀNH CHÍNH KỲ

Điều thứ 83.Ngày bầu cử ủy ban hành chính kỳ sẽ do bản bộ định.

Điều thứ 84.Ai ứng cử ủy ban hành chính kỳ phải nạp hoặc gửi tờ khai tại ủy ban nhân dân kỳ 15 ngày trước ngày bầu cử.

Cách làm tờ khai và những điều kiện phụ tùng cũng y như cách khai ứng cử hội đồng nhân dân tỉnh đã định ở điều thứ 6 trên.

Điều thứ 85.Khi hết hạn nộp tờ khai ứng cử ủy ban nhân dân kỳ cho yết danh sách ở khắp các tỉnh ít nhất là 10 ngày trước ngày bầu cử.

Điều thứ 86.Một bản danh sách ấy sẽ gửi ngay cho bộ Nội vụ khi lập xong.

Điều thứ 87. Công việc bầu cử sẽ làm y như cách bầu cử ủy ban hành chính huyện đã định ở trong điều 49 đến 73 trên chỉ khác những chỗ nói trong điều từ 88 đến 93 sau này.

Điều thứ 88. Cuộc bầu cử sẽ làm tại trụ sở ủy ban hành chính tỉnh và sẽ do ủy ban này phụ trách.

Điều thứ 89. Phiếu bầu sẽ chỉ viết tên 5 ủy viên chứ không cần viết rõ bầu ai làm chức gì.

Điều thứ 90. Những phiếu biên thừa hoặc thiếu số ủy viên và những phiếu có biên bầu ủy viên làm chức gì cũng tính vào số phiếu hợp lệ, song những tên và những điều viết thừa sẽ không kể.

Điều thứ 91. Kiểm phiếu và làm biên bản xong coi như đã định ở điều 62 trên, ủy ban hành chính tỉnh phải một mặt đánh giây thép kết quả cho ủy ban nhân dân kỳ biết, một mặt gửi hai biên bản lên kỳ.

Điều thứ 92. Chậm nhất là 7 ngày sau bầu cử, ủy ban nhân dân kỳ phải làm xong biên bản thống kê, kết quả thế nào sẽ lập tức yết thị ở kỳ và đánh giây thép cho các tỉnh biết. Nếu cần có cuộc bầu cử thứ hai thì giây thép ấy cũng cho tỉnh biết ngày bầu cử thứ hai. Đồng thời ủy ban nhân dân kỳ sẽ đánh giây thép và gửi biên bản về bộ Nội vụ luôn.

Điều thứ 93. Cuộc bầu cử thứ hai cũng làm theo những điều 71, 72, 73 trên, chỉ khác là hạn khai ứng cử ở kỳ sẽ là 8 ngày trước cuộc bầu cử và danh sách ứng cử sẽ yết thị tại kỳ và các tỉnh 4 ngày trước ngày bầu cử.

Điều thứ 94. Chậm nhất là 3 ngày sau khi tiếp được biên bản của kỳ, bộ Nội vụ sẽ trình lên Hội đồng Chính phủ xét.

Điều thứ 95. Nếu có một hay nhiều hội viên bị Hội đồng Chính phủ bác thì bộ Nội vụ định ngày bầu cử lại và cuộc bầu cử lại này cũng làm y như lần đầu.

TÍÊT THỨ NĂM: KHIẾU NẠI

Điều thứ 96. Chỉ những người có quyền bầu cử tức là các hội viên hội đồng nhân dân và những người có ra ứng cử mới có thể khiếu nại được.

Điều thứ 97. Kỳ hạn khiếu nại và chỗ nộp đơn định như sau này :

- Khiếu nại về cuộc bầu cử ủy ban hành chính xã:

- Nộp đơn tại ủy ban nhân dân huyện chậm nhất là 3 ngày sau ngày bầu cử;

- Khiếu nại về cuộc bầu cử ủy ban hành chính huyện:

- Nộp đơn tại ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất kà 3 ngày sau ngày yết thị kết quả tạm thời tại huyện;

- Khiếu nại về cuộc bầu cử ủy ban hành chính tỉnh:

- Nộp đơn tại ủy ban nhân dân kỳ chậm nhất là 5 ngày sau ngày bầu cử;

- Khiếu nại về cuộc bầu cử ủy ban hành chính kỳ:

- nộp đơn tại bộ Nội vụ chậm nhất là 8 ngày sau ngày yết thị kết quả tạm thời tại kỳ.

Điều thứ 98.Các cơ quan có quyền duyệt y các cuộc bầu cử đều có quyền chung thẩm đối với việc khiếu nại.

Chương thứ ba:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều thứ 99.Tỉnh nào mà ủy ban hành chính tỉnh thành lập trước ủy ban hành chính xã và huyện thì lẽ tất nhiên là những công việc mà trong nghị định này giao cho ủy ban nhân dân tỉnh đều sẽ do ủy ban hành chính tỉnh đảm nhiệm.

Điều thứ 100.Ông Đổng lý văn phòng bộ Nội vụ, các ông Chủ tịch các Ủy ban nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ chiếu nghị định thi hành.

Võ Nguyên Giáp

(Đã ký)


MẪU SỐ 1

DANH SÁCH ỨNG CỬ (Điều thứ 5)

DANH SÁCH ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Tỉnh.............................................. huyện......................................... xã..................................

SỐ THỨ TỰ

HỌ VÀ TÊN (1)

NGÀY VÀ NĂM SINH (2)

NƠI SINH

NGHỀ NGHIỆP

NƠI TRÚ NGỤ

BIỆT CHÚ

Tổng cộng danh sách ứng cử này là......................................... (bao nhiêu) người đã xét hợp lệ.

Làm tại......................... ngày............. tháng............ năm................

Ủy ban Nhân dân xã

ký tên và đóng dấu,


(1) Nếu trong xứ thường quen gọi tên khác hơn thì có thể biên tên gọi ấy thêm vào, thí dụ: Nguyễn Văn Đông tức Đỗ Tú.

(2) Nếu không nhớ ngày tháng thì biên năm cũng được


MẪU SỐ 2

DANH SÁCH ỨNG CỬ (Điều thứ 7)

DANH SÁCH ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Tỉnh................................... Huyện.................................

SỐ THỨ TỰ

HỌ VÀ TÊN (1)

NGÀY VÀ NĂM SINH (2)

NƠI SINH

NGHỀ NGHIỆP

NƠI TRÚ NGỤ

BIỆT CHÚ

Tổng cộng danh sách ứng cử này là....... (bao nhiêu) người đã xét hợp lệ.

Làm tại......................... ngày............. tháng........... năm................

Ủy ban Nhân dân tỉnh

Ký tên và đóng dấu,


(1) Nếu trong xứ thường quen gọi tên khác hơn thì có thể biên tên gọi ấy thêm vào, thí dụ: Nguyễn Văn Đông tức Đỗ Tú.

(2) Nếu không nhớ ngày tháng thì biên năm cũng được

MẪU SỐ 3

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN

bầu cử Hội đồng nhân dân xã.............................................................................

Năm..................... tháng................. ngày............. hồi............... giờ......................... ở trụ sở xã

Một ủy ban gồm có các người sau này đã họp để phụ trách việc bầu cử Hội đồng nhân dân xã do Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 ấn định.

Ô.Ô.............................................. Chủ tịch

Hội viên từ 4 đến 6

Số người ứng cử là

Ô.Ô

Trước giờ bỏ phiếu ủy ban đã thành lập một tiểu ban viết giúp cho người đi bầu không biết chữ gồm có:

Ô.Ô 3 người

Tiểu ban ấy đã tuyên thệ trước mặt ủy ban và tất cả cử tri sẽ viết theo đúng ý muốn của người đi bầu và giữ bí mật.

Đúng 7 giờ cử tri bắt đầu bỏ phiếu và đúng 4 giờ chiều Ủy ban bắt đầu kiểm phiếu đã mời 2 người đi bầu chứng kiến là ông (hay bà).......................... biết chữ quốc ngữ và ông (hay bà).................. biết chữ hán.

kết quả cuộc bầu cử:

- số cử tri theo trong danh sách........................................

- ¼ số ấy.........................................................................

- số người đến bầu...........................................................

- số phiếu trắng và không hợp lệ.......................................

- số phiếu hợp lệ..............................................................

- quá bán số phiếu hợp lệ (một nửa cộng thêm 1)..............

kết quả

Ô.Ô........................................................... đã được

Chiếu theo các con số trên (hoặc không ai được đủ số phiếu định ở điều 13 trong nghị định 164 ngày 23 tháng 12 năm 1945 Hội đồng tuyên số sẽ bầu cử lại ngày ) Ủy ban đã tuyên bố kết quả tạm thời:

- các ông sau này được đủ số phiếu trúng cử, song phải đợi thượng cấp duyệt lại.

Ô.Ô...........................................................

Tóm tắt sự việc xảy tra trong lúc bầu cử:

.........................................................................................................................................

Khiếu nại ...........................................................................................

Biên bản này lập thành 2 bản tại .....................................................

ngày, tháng, năm kể trên

và có đính theo......................................................

Ủy ban phụ trách cuộc bầu cử

Hội viên,

Chủ tịch,

Đại biểu cử tri chứng kiến

MẪU SỐ 4

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh..............................................................................................

BIÊN BẢN cuộc đầu phiếu tại xã ………. huyện ……….

Năm .................. tháng............... ngày.................... hồi................. giờ ở trụ xã...................... một Ủy ban gồm có những người sau này đã họp để phụ trách việc bầu H.Đ.N.D. tỉnh............. do Sắc lệnh 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 ấn định.

Ô.Ô Chủ tịch

.... Hội viên từ 4 đến 6

Số người ứng cử ở huyện ......................................... là .......................

Ô.Ô................................................

Trước giờ bỏ phiếu, Ủy ban đã thành lập một tiểu ban viết giúp cho người đi bầu không biết chữ gồm có:

Ô.Ô................................................ (3 người)

Tiểu ban đã tuyên thệ trước mặt Ủy ban và tất cả cử tri là sẽ viết theo đúng ý muốn của người đi bầu và giữ bí mật.

Đúng 7 giờ cử tri bắt đầu bỏ phiếu và đúng 4 giờ chiều Ủy ban bắt đầu kiểm phiếu và khi kiểm phiếu đã mời hai người đi bầu chứng kiến là ông (hay bà) … ……… biết chữ quốc ngữ và ông (hay bà) ………… biết chữ hán.

kết quả cuộc bầu cử

- số người đi bầu ghi trong danh sách....................................................................... ,

- số người đến bầu................................................................................................... ,

- số phiếu trắng và không hợp lệ............................................................................... ,

- số phiếu hợp lệ......................................................................................................

Các người ứng cử đã được, mỗi người, số phiếu kể sau:

Ô........................................ được.............................. phiếu

Ô. ...................................... được.............................. phiếu

Tóm tắt việc xảy ra trong cuộc bầu cử:

...................................................................................................................................

Khiếu nại:..........................................................................................................

Biên bản này lập thành 2 bản tại............................................. , ngày, tháng, năm kể trên và có đính theo

Ủy ban phụ trách cuộc bầu cử:

Chủ tịch,

Hội viên,

Đại biểu cử tri chứng kiến.


MẪU SỐ 5

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự Do – Hạch Phúc

Bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh ..............................................................................................

Biên bản thống kê các xã trong huyện ....................................................................................

Năm................. tháng........ ngày....... tại tỉnh lỵ.......................................................................

Một Ủy ban kiểm soát gồm có:

Chủ tịch

Hội viên

Thư ký 6 đến 10

(1 hoặc nhiều)

Đã họp để thống kê các biên bản cuộc bầu cử H.Đ.N.D. tỉnh làm ở các xã trong huyện ngày

Số đại biểu định cử ở huyện....................................

Người ứng cử........................................................

Ô.Ô........................................................................

Sau khi tổng thống kê các phiếu , U.B.N.D. nhận thấy

- tổng số cử tri ghi trong các xã ở huyện............................................................

- 1/6 số ấy........................................................................................................

- số cử tri đến bầu............................................................................................

- số phiếu trắng không hợp lệ............................................................................

- số phiếu hợp lệ...............................................................................................

- quá bán số phiếu hợp lệ (một nửa cộng thêm một) là.......................................

KẾT QUẢ

Ô.Ô ................... đã được....................................... phiếu

Chiếu theo các con số trên (1) Ủy ban đã tuyên bố kết quả tạm thời:

1) các ông sau này được trúng cử song phải đợi thượng cấp duyệt lại......................................

2) còn thiếu .......................... ghế sẽ bầu lại

Biên bản Ủy ban lập thành 2 bản tại................................................................................... ngày, tháng, năm kể trên và có đính theo..........................................................................................................................

Thư ký,

Chủ tịch ban kiểm soát

Hội viên,

(1) Nếu không ai có đủ điều kiện trúng cử thì viết: Ủy ban tuyên bố không ai đủ số số phiếu định ở điều 14 trong nghị định 164 ngày 29 tháng 12 năm 1945 và sẽ bầu lại.


MẪU SỐ 6

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tực Do – Hạnh Phúc

Biên bản cầu cử Ủy ban hành chính xã

Năm.............. tháng........... ngày......... giờ ở trụ sở xã ........................ Hội đồng nhân dân họp để bầu cử Ủy ban hành chính xã.

- Số hội viên chính thức H.Đ.N.D. xã....

- 2/3 số ấy..........................................

- Số hội viên có mặt............................ tức là hợp lệ và hội đồng bắt đầu bầu:

Ô........................................................ làm chủ tọa

Ô........................................................ làm thư ký cuộc bầu cử

Ứng cử chức chủ tịch: ÔÔ....................................................................

Ứng cử chức phó chủ tịch: ÔÔ............................................................

Ứng cử chức thư ký:ÔÔ......................................................................

Ứng cử thủ quỹ: ÔÔ............................................................................

Ứng cử ủy viên: ÔÔ............................................................................

Sau khi tất cả hội viên có mặt đều bỏ phiếu, thì Ô................................. và Ô.......................... là 2 người không ứng cử được hội đồng ủy cho việc kiểm phiếu.

Kết quả

Về chức chủ tịch:

ÔÔ................... đã được................. phiếu (quá bán hay không quá bán số)

Về chức phó chủ tịch:

ÔÔ.......................................................................................

Về chức thư ký:

ÔÔ.......................................................................................

Về chức thủ quỹ:

ÔÔ.......................................................................................

Về chức hội viên:

ÔÔ.......................................................................................

Các ÔÔ................... không đủ số phiếu quá nửa, hội đồng nhân dân lập tức bỏ phiếu lại lần nữa và lần này các ÔÔ đã được......................

Tóm tắt việc xảy tra trong lúc bấu cử:

...............................................................................................................................................

Khiếu nại:............................................................................................................

Phiếu và giấy má đính theo......................................................................................................

Chiếu theo các con số trên, Hội đồng đã tuyên bố tạm thời các ông sau này được trúng cử song phải được thượng cấp đồng ý

1) Ông.............................................. Chủ tịch

2) Ông.............................................. Phó chủ tịch

Biên bản lập thành 3 bản tại........................ ngày...................

Chủ tịch,

Thư ký,

Hội viên,


MẪU SỐ 7

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tỉnh

Bầu cử Ủy ban hành chính huyện.................................................................

Biên bản cuộc bầu phiếu tại xã:....................................................................

Năm.............. tháng............... ngày................... hồi 7 giờ, Ủy ban hành chính xã...................... gồm có:

ÔÔ........................................................ Chủ tịch

đã họp tại trụ sở để phụ trách việc bầu cử Ủy ban hành chính huyện

Người ứng cử chức chủ tịch

ÔÔ

Ứng cử chức phó chủ tịch

ÔÔ

Ứng cử chức thư ký

ÔÔ

Đúng 8 giờ sáng cử tri bắt đầu bỏ phiếu cho đến 10 giờ (1) bắt đầu kiểm phiếu

Kết quả

- Số cử tri tức là hội viên H.D.N.D. xã...................................

- Số người đến bầu ..............................

- Số phiếu trắng và không hợp lệ ..............................

- Số phiếu hợp lệ ..............................

Về chức chủ tịch:

ÔÔ.............................................. được..................................

ÔÔ.............................................. được..................................

Về chức phó chủ tịch:

ÔÔ.............................................. được..................................

ÔÔ.............................................. được..................................

Về chức thư ký:

ÔÔ.............................................. được..................................

ÔÔ.............................................. được..................................

Tóm tắt việc xảy ra trong lúc bầu cử........................................

Khiếu nại

Biên bản này lập thành 3 bản ngày, tháng, năm kể trên

Phiếu và giấy má đính theo..........................................

Ủy ban hành chính xã,

(1) Nếu trước 10 giờ mà tất cả cử tri đã bỏ phiếu đủ thì sẽ kiểm phiếu ngay và biên bản đề rằng: đúng 8 giờ cử tri bắt đầu bỏ phiếu và đến........................................................................................ giờ, tất cả bỏ phiếu, phiếu đủ hội đồng bắt đầu kiểm phiếu.


MẪU SỐ 8

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Tỉnh

Bầu cử Ủy ban hành chính huyện.............................................................

Biên bản thống kê các xã trong huyện......................................................

Năm ........... tháng............ ngày.............. tại huyện..................................................................

Ủy ban nhân dân huyện................................ gồm có các ông:

Ông....................................................... Chủ tịch

Ông.......................................................

Ông.......................................................

Đã hội họp để thống kê các biên bản cuộc bầu cử U.B.H.C. huyện, làm ở các xã ngày

Sau khi thống kê các số phiếu khắp các xã trong huyện, Ủy ban nhân dân thấy:

Số cử tri tức là hội viên H.D.N.D. trong các xã ở huyện.............................................................

- ¼ số ấy .......................................................

- Số cử tri có đến bầu......................................

- Số phiếu trắng và không hợp lệ:....................

- Quá bán số phiếu hợp lệ (một nửa cộng thêm 1) là...........................................

Kết quả

Về chức chủ tịch:

ÔÔ đã được............... phiếu (quá bán hay không quá bán số)

Về chức phó chủ tịch:

ÔÔ đã được............... phiếu (quá bán hay không quá bán số)

Về chức thư ký:

ÔÔ đã được............... phiếu (quá bán hay không quá bán số)

Chiếu theo các con số trên, Ủy ban tuyên bố các ông sau này được tạm trúng cử đợi thượng cấp duyệt y (1):

Còn ghế........................... sẽ bầu lại

Làm tại ........................... ngày .......... tháng.......... năm.................

Ủy viên,

Chủ tịch

(1) Nếu không ai đủ điều kiện trúng cử viết: Ủy ban tuyên bố không ai đủ số phiếu định ở điều 66 nghị định 164 và sẽ bầu lại.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 164-NĐ năm 1945 về việc ấn định thể lệ bầu cử các hội đồng nhân dân và ủy ban hành chánh xã, huyện, tỉnh và kỳ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 164-NĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/12/1945
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Võ Nguyên Giáp
  • Ngày công báo: 05/01/1946
  • Số công báo: Số 1
  • Ngày hiệu lực: 13/01/1946
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản