Điều 16 Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Điều 16. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
a) Đối với chức danh bác sỹ tối thiểu là 12 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
b) Đối với chức danh y sỹ tối thiểu là 09 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng,
c) Đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng;
d) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng;
đ) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng;
e) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
g) Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
h) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này, các cơ sở thực hành xây dựng chương trình thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến đào tạo thực hành.
2. Bảo lưu kết quả thực hành
Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc tình huống bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời hạn tối đa 12 tháng và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành đề nghị bảo lưu kết quả thực hành bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Người đứng đầu cơ sở thực hành xem xét, quyết định cho phép bảo lưu. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả thực hành không còn giá trị;
d) Người thực hành được phép đề nghị bảo lưu kết quả thực hành nhiều lần nhưng tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành
a) Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức là bệnh viện;
b) Đối với bác sỹ y học cổ truyền: Bệnh viện y học cổ truyền hoặc bệnh viện có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;
c) Đối với bác sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, bệnh viện có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;
d) Đối với y sỹ đa khoa: Bệnh viện đa khoa, trung tâm, bệnh xá;
đ) Đối với y sỹ y học cổ truyền: Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;
e) Đối với y sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;
g) Đối với y sỹ sản nhi: Bệnh viện chuyên khoa sản nhi, bệnh viện đa khoa, trung tâm có khoa sản và khoa nhi hoặc khoa sản nhi;
h) Đối với điều dưỡng: Bệnh viện, trung tâm, bệnh xá;
i) Đối với hộ sinh: Bệnh viện phụ sản, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm có khoa phụ sản, nhà hộ sinh;
k) Đối với kỹ thuật y: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bộ phận thực hiện kỹ thuật phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật y;
l) Đối với dinh dưỡng lâm sàng: Bệnh viện có khoa dinh dưỡng;
m) Đối với tâm lý lâm sàng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý lâm sàng;
n) Đối với cấp cứu ngoại viện: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở cấp cứu ngoại viện.
4. Điều kiện, trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành
a) Điều kiện: Được cấp giấy phép hoạt động thuộc một trong các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 4 Nghị định này; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành do Bộ Y tế quy định; được phép ký hợp đồng hợp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành;
b) Trách nhiệm: Tự đánh giá điều kiện, gửi văn bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện là cơ sở hướng dẫn thực hành theo mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chương trình thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Cơ quan được giao quản lý về y tế đăng tải danh sách cơ sở thực hành trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành, Cơ quan được giao quản lý về y tế thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Tổ chức thực hành
a) Cơ sở hướng dẫn thực hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ người đề nghị thực hành. Hồ sơ bao gồm: Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý cấp trung đoàn trở lên đối với người đề nghị thực hành thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hoặc đơn đề nghị thực hành đối với các đối tượng khác theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
b) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải ký hợp đồng hướng dẫn thực hành với người đề nghị thực hành không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Hợp đồng hướng dẫn thực hành thực hiện theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Cơ sở hướng dẫn thực hành gửi danh sách người thực hành, thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế;
d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 05 người thực hành trong cùng một thời điểm;
đ) Người hướng dẫn thực hành phải có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với chương trình, đối tượng được hướng dẫn thực hành; trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành; thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên;
e) Người hướng dẫn thực hành được cơ sở giáo dục mời tham gia xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn; công nhận là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; xem xét, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành; từ chối hướng dẫn thực hành nếu không phù hợp với chuyên môn, khả năng hoặc vì lý do chính đáng khác;
g) Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người bệnh, chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm;
h) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng thực hành và cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này sau khi có kết quả đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành. Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành có hiệu lực 24 tháng, kể từ ngày cấp;
i) Đánh giá, nhận xét của người giảng dạy thực hành và xác nhận quá trình thực hành phải bảo đảm khách quan, trung thực.
Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Số hiệu: 16/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/02/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 403 đến số 404
- Ngày hiệu lực: 16/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 6. Cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; khai thác, sử dụng thông tin giải quyết thủ tục hành chính về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 7. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề
- Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề
- Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề
- Điều 10. Gia hạn giấy phép hành nghề
- Điều 11. Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề
- Điều 12. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng
- Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị và hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề
- Điều 14. Quản lý giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 15. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
- Điều 16. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 17. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 18. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 19. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
- Điều 20. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh xá
- Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
- Điều 22. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
- Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Tổ quân y, Tổ y tế Công an
- Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn có phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa
- Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
- Điều 26. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
- Điều 27. Quản lý giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 28. Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 29. Xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 30. Trường hợp, thủ tục đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 31. Xử lý sau đình chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 32. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ
- Điều 33. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 34. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề
- Điều 35. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 36. Quy định, tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ, thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 37. Đánh giá và chứng nhận chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 38. Chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
- Điều 39. Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động
- Điều 40. Thẩm quyền cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 41. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 42. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản, chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, tâm lý lâm sàng
- Điều 43. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ và thực hành để cấp giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 44. Điều kiện về thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp mới giấy phép hành nghề
- Điều 45. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 47. Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 49. Thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 50. Đình chỉ và xử lý sau đình chỉ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 51. Thu hồi và xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 52. Quy định về phân cấp chuyên môn kỹ thuật trong giai đoạn chuyển tiếp
- Điều 53. Quy định chuyển tiếp liên quan đến hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh