Chương 1 Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công phân bón;
b) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng;
c) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón giả;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện để kinh doanh phân bón;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng;
e) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón giả;
g) Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón;
h) Hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố họp quy phân bón;
i) Hành vi vi phạm các quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón;
k) Hành vi vi phạm các quy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón mới;
l) Hành vi vi phạm quy định khảo nghiệm phân bón mới;
m) Hành vi vi phạm quy định về đặt tên phân bón;
n) Hành vi vi phạm quy định về đổi tên phân bón;
o) Hành vi vi phạm quy định công nhận, chỉ định người lấy mẫu phân bón, phòng kiểm nghiệm phân bón.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định này nếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Phân bón hữu cơ truyền thống không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất phân bón là quá trình chế tạo, tạo ra phân bón.
2. Kinh doanh phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của sản xuất, gia công, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, cung ứng dịch vụ phân bón trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
3. Gia công phân bón là việc doanh nghiệp có chức năng sản xuất phân bón tại Việt Nam nhận sản xuất phân bón theo hợp đồng với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất phân bón theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
4. Danh mục phân bón là danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam được hiểu như quy định tại
5. Phân bón không đảm bảo chất lượng là các loại phân bón không đảm bảo được các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra theo quy định; không đạt một trong các chỉ tiêu về mức sai số định lượng, định lượng bắt buộc cho phép và đơn vị tính đối với các yếu tố có trong phân bón theo quy định.
6. Phân bón giả là loại phân bón có một trong các dấu hiệu sau:
a) Sản xuất trái pháp luật có hình dáng giống như loại phân bón được nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, giả, nhái về nhãn mác đối với loại phân bón đã được bảo hộ;
b) Không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón;
c) Hàm lượng định lượng tổng các chất dinh dưỡng chỉ đạt từ 0% đến 50% mức tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón.
Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
- Số hiệu: 15/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 115 đến số 116
- Ngày hiệu lực: 14/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện để sản xuất, gia công phân bón
- Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng
- Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón giả
- Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón
- Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng
- Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón giả
- Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
- Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phân bón
- Điều 13. Hành vi vi phạm các quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón
- Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón mới
- Điều 15. Hành vi vi phạm quy định khảo nghiệm phân bón mới
- Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về đặt tên phân bón
- Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về đổi tên phân bón
- Điều 18. Hành vi vi phạm quy định công nhận, chỉ định người lấy mẫu phân bón, phòng kiểm nghiệm phân bón